Việc giải đáp rõ câu hỏi: “Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không” sẽ giúp bạn lường trước được mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bởi, nhiều người thường chủ quan cho rằng, đây là chứng bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại và không cần quá lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của chứng suy nhược thần kinh đến sức khỏe.

Suy nhược thần kinh là gì?

Thần kinh là hệ thống truyền dẫn cực kỳ phức tạp, có nhiệm vụ gửi và nhận lượng lớn các thông tin cùng một lúc. Các tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cơ bản của hệ thống thần kinh. Khi tế bào não làm việc căng thẳng, sinh ra quá tải sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh xảy ra khi tế bào não bị rơi vào trạng thái quá căng thẳng, dẫn đến rối loạn chức năng. Từ đó, kéo theo sự trì trệ của cơ thể và kìm hãm quá trình phục hồi, tái tạo của toàn bộ các cơ quan. Chứng suy nhược thần kinh là tâm bệnh nhưng nếu không sớm can thiệp sẽ để lại hậu quả nặng nề, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nguyên nhân gây bệnh thường do các yếu tố tâm lý (như trầm cảm, stress hoặc xung đột cảm xúc) và bệnh lý (chấn thương hoặc các bệnh lý mạn tính…).  Tỷ lệ người từ 22 – 55 tuổi mắc suy nhược thần kinh chiếm từ 1 – 3,8% dân số thế giới. Diễn tiến của bệnh phụ thuộc từng cá thể, trong đó tỷ lệ tốt lên chiếm khoảng 40% và xấu đi chiếm khoảng 30%.

>>>Xem thêm: Tip hay giúp bạn nhận biết dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều rối loạn trên toàn cơ thể và làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi có những biểu hiện suy nhược thần kinh mà không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị sa sút tinh thần, mất định hướng trong cuộc sống và rơi vào trạng thái trầm cảm.

Suy nhược thần kinh và trầm cảm có mối quan hệ liên quan mật thiết. Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, không có hứng thú làm việc, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày… Tùy thuộc vào mức độ, căn bệnh này có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức, trí nhớ và ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Trầm cảm nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả là chất lượng cuộc sống giảm, hạn chế khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, làm cho các bệnh đa khoa khác nặng hơn, diễn biến xấu nhất của bệnh trầm cảm là ý tưởng và hành vi tự sát. Giới y khoa chia các nguyên nhân gây ra trầm cảm thành ba nhóm chính bao gồm: Trầm cảm nội sinh do rối loạn hormone của cơ thể gây ra; Trầm cảm vì bệnh thực tổn do chấn thương hoặc bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Đặc biệt, phổ biến nhất là trầm cảm vì suy nhược thần kinh. Theo Tổ chức Y Tế thế giới, có khoảng 5% dân số có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tỷ lệ hiện mắc bệnh  chiếm 2-3% ở nam, 4-9% ở nữ; nếu tính trong cả cuộc đời thì tỷ lệ mắc là 7-12% ở nam giới và 20-25% ở nữ giới. Tại Việt Nam. Theo báo cáo của Viện sức khoẻ tâm thần-Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm.

>>>Mời quý độc giả cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương giải đáp thắc mắc: Suy nhược thần kinh có nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe không qua video dưới đây:

Ảnh hưởng của suy nhược thần kinh đến sức khỏe

Bệnh suy nhược thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi, nghỉ ngơi của cơ thể. Đặc biệt, suy nhược thần kinh gây ra nhiều tổn hại về sức khỏe như:

- Rối loạn giấc ngủ: Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị suy nhược thần kinh. Người bị suy nhược thần kinh thường bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ giật mình, hay gặp ác mộng, cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng, hay ngáp vặt. Nếu để kéo dài, điều này sẽ làm suy giảm chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh một cách rõ rệt.

- Đau đầu, mệt mỏi: Người bị suy nhược thần kinh thường gặp phải tình trạng đau đầu, nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi khi gắng sức về thể lực hoặc suy nghĩ. Các cơn đau đầu sẽ diễn ra âm ỉ và tăng lên khi người bệnh thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực,… 

- Giảm trí nhớ, khó tập trung: Người bị suy nhược thần kinh thường gặp phải tình trạng máu lên não lưu thông kém, hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi làm việc nặng hay phải vận động nhiều. Lâu ngày dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, từ đó ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của người bệnh.

- Rối loạn hành vi, cảm xúc: Người mắc suy nhược thần kinh thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi, cảm xúc của bản thân. Người bệnh trở nên dễ cáu gắt, nổi nóng, tâm trạng luôn bất ổn, khó kiểm soát hành vi bản thân. Nhiều trường hợp thường sống thu mình lại, tâm trạng luôn bất ổn, lo lắng,... Nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh, đồng thời có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, gây hậu quả nghiêm trọng.

- Tác động xấu với các cơ quan cơ thể: Suy nhược thần kinh là nguyên nhân có thể dẫn đến sự rối loạn các chức năng trong cơ thể như: Rối loạn tiết niệu, tiêu hóa hay tim mạch,... Nếu bệnh kéo dài và không được điều trị, người bệnh dễ bị tăng huyết áp, co mạch, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

- Xuất hiện ý nghĩ tự sát:  Sức khỏe suy kiệt, tâm lý bất ổn, khiến người mắc suy nhược thần kinh ám ảnh, sợ hãi. Họ dần xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực, cho rằng mình là gánh nặng của gia đình, là người thừa thãi, không đáng được sống. Vì ý nghĩ này nên nhiều người bệnh có hành động tiêu cực, coi đó là hình phạt để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn như tự hành xác, muốn tự sát để chấm dứt quãng ngày sống trong mệt mỏi, đày đọa thể chất và tinh thần.

Rời xa những âm thanh ồn ào của thành phố, nơi chúng tôi đặt chân đến là một vùng quê yên bình và trong lành. Trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng, hương trà thơm dịu, xen lẫn chất giọng miền Tây trầm ấm, anh Đỗ Văn Phong (sinh năm 1977, trú tại thôn 1, xã Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) cho biết, cách đây 4 năm, khi sóng gió bất ngờ ập đến với tổ ấm hạnh phúc của gia đình anh, biết bao chuyện đau buồn cùng đến một lúc, cộng thêm sự dồn nén tinh thần khi phải đứng ra gánh vác kinh tế của gia đình, khiến cho đôi vai anh trĩu nặng, những đêm dài thao thức nghĩ kế mưu sinh, thương vợ, thương con, anh chỉ biết thở dài. Lâu dần, tâm bệnh bộc phát, khiến sức khỏe anh dần suy kiệt, không thể làm bất cứ công việc chân tay nặng nhọc. Gia đình vốn đã khó khăn nay càng chồng chất khó khăn, cảnh nhà đã neo người, nay anh lại lâm bệnh. Nghĩ lại tháng ngày đó, anh Phong vẫn không khỏi xúc động.

Khóe mắt cay cay, giọng trầm xuống, anh kể: “Thời điểm đó, tôi có đi khám tại hầu hết các bệnh viện lớn, nơi thì chẩn đoán tội bị suy nhược thần kinh, nơi thì chẩn đoán tôi bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Dù kiên trì uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ nhưng tình trạng không đỡ, thậm chí việc sử dụng thuốc tây còn khiến tôi bị viêm đại tràng nên vô cùng khổ sở”.

Khoảng thời gian trở thành nạn nhân của chứng suy nhược thần kinh, anh không thể làm nổi bất cứ việc gì, bởi tâm trí anh lúc nào cũng bao vây bởi những nỗi sợ vô hình, thấy có người động tay chân là anh cũng chột dạ, lo lắng đứng ngồi không yên. Ấy thế, nên anh cứ lặng lẽ thu mình ngồi trong căn phòng tối, chẳng dám giao du, tiếp xúc với đám đông Cảnh sống lúc ấy không khác gì chốn ngục tù, đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần.

Đau xót khi chứng kiến cảnh chồng lâm bệnh nặng, đâu ai ngờ sau hai năm, vợ anh Phong cũng mắc căn bệnh tương tự. Những đêm dài thao thức, trằn trọc lo lắng cho chồng khiến chị lao đao, người luôn mệt mỏi, thậm chí những cơn khó thở khiến sức khỏe chị thêm suy kiệt. Cảnh nhà đã khốn khó, nay 2 vợ chồng đều cùng mắc bệnh, khiến anh chị như bất lực trước cuộc sống thực tại. Bao năm chăm chỉ lao động, dành dụm được chút tiền, nay đều mang ra để chữa bệnh. Nỗi khổ của gia đình anh, không ai thấu được, chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được nỗi đau xé ruột, xé gan ấy.

>>>Xem thêm: Hệ lụy nguy hiểm ẩn sau chứng rối loạn lo âu, trầm cảm - Hãy dè chừng!

Loại bỏ suy nhược thần kinh nhờ bí quyết đơn giản

Suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Để vượt qua suy nhược thần kinh một cách dễ dàng, bạn cần kiên trì thực hiện những biện pháp sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để hình thành một chế độ ăn uống phù hợp cho người suy nhược thần kinh, bạn nên cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; Hạn chế uống bia, rượu, đồ uống có ga, cồn,... vì những đồ uống này dễ gây hưng phấn thần kinh, khiến tình trạng suy nhược thần kinh trở nên trầm trọng hơn.

Tập thể dục

Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thì việc thường xuyên tập luyện thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và phòng ngừa suy nhược thần kinh hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà lựa chọn các bài tập với cường độ phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên lựa chọn các bộ môn như yoga, thiền, đi bộ,... để nâng cao thể trạng của cơ thể.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, bởi sau một ngày làm việc mệt mỏi nếu không ngủ đủ giấc sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng suy nhược, mệt mỏi. Do đó, để phòng tránh suy nhược thần kinh, bạn nên hình thành thói quen đi ngủ sớm, loại bỏ các yếu tố cản trở giấc ngủ để đảm bảo ngủ đủ giấc.

Tránh stress và căng thẳng

Để không gặp phải tình trạng stress, căng thẳng kéo dài, bạn cần biết cách sắp xếp công việc của mình hợp lý, luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan trong công việc và cuộc sống. Mỗi ngày, sau 45 phút tập trung làm việc, bạn nên cho não bộ nghỉ ngơi khoảng 10 - 15 phút bằng cách vận động nhẹ nhàng để lấy lại tinh thần và động lực làm việc.

Quyết tâm không để bệnh đánh gục mình, anh Phong khao khát muốn được trở về với cuộc sống yên bình trước đây. Thật kì diệu, trong một lần lên mạng tìm hiểu cách chữa suy nhược thần kinh, anh thấy thông tin về sản phẩm Kim Thần Khang, giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, cải thiện sức khỏe, tình trạng suy giảm trí nhớ, khó tập trung hiệu quả, thấy đúng với bệnh của mình nên anh yên tâm sử dụng.

Kim Thần Khang lúc đó như liều thuốc tiên cứu sống hai vợ chồng tôi, ánh mắt tràn đầy niềm vui, giọng anh hào sảng kể: “Theo hướng dẫn sử dụng, mỗi ngày, cả tôi và vợ cùng uống 3 viên sáng, 3 viên tối trước hoặc sau khi ăn 30 phút. Thời gian đầu, tôi còn phối hợp thuốc tây. Sau hai tháng, tôi bỏ hẳn thuốc tây, chỉ dùng Kim Thần Khang. Dùng được khoảng 4 tháng thấy cải thiện tốt, tôi bắt đầu ngừng, vợ tôi thì tiếp tục duy trì thêm 3 - 4 tháng nữa. Giờ đây, cả hai vợ chồng tôi đều thấy người phấn khởi, bớt lo lắng, đỡ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái, vui vẻ trở lại như xưa”.

Tia nắng chiều xen qua kẽ lá, ánh nắng vàng của một chiều hè tháng 5 - nồng nhiệt và chói chang. Như cái cách mãnh liệt và khao khát của người đàn ông trung niên quyết tâm tìm ra phương thức chữa suy nhược thần kinh. Chén trà tiếp chúng tôi dần vơi, cảm nhận được sự hạnh phúc từ trong ánh mắt của hai anh chị, chúng tôi không khỏi xúc động. Hy vọng, Kim Thần Khang sẽ mang ánh sáng tốt đẹp cho nhiều mảnh đời khác, sẽ cùng tiếp nối hành trình vượt qua những tâm bệnh nguy hiểm ẩn sau sự hào nhoáng của xã hội hiện đại.

Chia tay chúng tôi, anh Phong không quên gửi lời cảm ơn Kim Thần Khang đã đem lại niềm hy vọng, sự tin yêu cho hàng nghìn người sử dụng. Bởi nó luôn thể hiện đúng tiêu chí cốt lõi của giá trị người Việt hướng đến - Tâm - Tầm - Tín.

>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trầm cảm

Thảo dược quý hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả

Cơ thể hoạt động bình thường khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bởi vậy, theo Đông y, để điều trị tận gốc suy nhược thần kinh thì yếu tố quan trọng là cân bằng hai hệ thống này

Trước bài toán khó trên, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các giải pháp an toàn cho hiệu quả toàn diện hơn. Vị thuốc thảo dược hợp hoan bì là một phát hiện mang tính đột phá được các nhà khoa học tìm ra và ứng dụng lâm sàng cho kết quả như mong đợi.

Hợp hoan bì là vỏ của cây hợp hoan có tên khoa học là Albizia julibrissin, loại cây cảnh nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Á.  Người ta quan sát thấy các lá của cây khép vào ban đêm và khi trời mưa, xòe ra khi được mặt trời chiếu vào. Do đặc điểm độc đáo này, nó đã được gọi là "cây ngủ" ở Nhật Bản. Ở Trung Quốc, nó được gọi là "Cây hạnh phúc”.

Roy Upton, phó chủ tịch hiệp hội Herbalist Mỹ, cho biết: "Trong y học cổ truyền, việc sử dụng Albizia có liên quan đến thúc đẩy niềm vui, làm dịu nỗi buồn, làm sáng mắt và tạo ra những ham muốn của trái tim. Trong y học hiện đại, Albizia thuộc về một loại thực vật học giúp "nuôi dưỡng trái tim và bình tĩnh tinh thần".

Từ kinh nghiệm đúc kết của y học cổ truyền, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu tác dụng hợp hoan bì trên chức năng thần kinh. Điển hình là nghiên cứu tại khoa dược các trường Đại học Dược, Đại học Kyung Hee, Đại học Quốc gia Pukyong cho thấy hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh đồng thời tăng chức năng cho tế bào thần kinh do:

- Một là làm tăng yếu tố trung gian serotonin (chất dẫn truyền xung động thần kinh), đặc biệt là thụ thể 5-HT1A (chất dẫn truyền xung động thần kinh) từ đó có tác dụng làm dịu thần kinh, giải trầm uất cải thiện chứng mất ngủ, buồn phiền, hồi hộp, căng thẳng.

- Hai là có tác dụng chống oxy hóa - Dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não), nó được đánh giá mạnh gấp 6 lần acid ascorbic (vitamin C).

Chính nhờ công dụng này, giúp phục hồi chức năng và nuôi dưỡng tế bào não bộ cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn. Để tăng cường hiệu quả, các nhà khoa học đã sử dụng hợp hoan bì là thành phần chính kết hợp thêm 7 vị thuốc thảo dược khác bao gồm: uất kim, viễn chí, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng tào, soy lecithin, vitamin PP. Đồng thời ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại sản xuất thành công dạng viên nén tiện dụng mang tên Kim Thần Khang. Sản phẩm ra đời đem lại giải pháp hữu hiệu cho người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ kéo dài. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn, không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Chia sẻ của người dùng Kim Thần Khang

Ngoài anh Phong, rất nhiều người khác đã cải thiện tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh nhờ Kim Thần Khang.

Sau một loạt cú sốc liên hoàn trong cuộc sống, từ một người phụ nữ vui vẻ, yêu đời bỗng chốc chị Nguyễn Thị Thu Hồng (sinh năm 1977, ở 196A/11 ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long - SĐT: 0772 205 882) rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm, sống khép mình, không muốn tiếp xúc với ai. Sau 4 năm sống khổ sở vì bệnh, nhờ sản phẩm thảo dược thiên nhiên mà chị Hồng đã vui vẻ trở lại. Đặc biệt, chị còn trở thành cầu nối đưa một người bạn từ trầm cảm, muốn tự tử trở về với cuộc sống đời thường.

Cùng nghe chia sẻ của chị Hồng trong video dưới đây:

>>>Xem thêm: Nhiều người đã thành công khi vượt qua suy nhược thần kinh,  rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ

Chuyên gia đánh giá về sản phẩm Kim Thần Khang

Lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về hậu quả của suy nhược thần kinh đối với sức khỏe trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Kim Thần Khang

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ sự nguy hiểm đến từ tâm bệnh của xã hội hiện đại. Đồng thời, để vượt qua suy nhược thần kinh thành công, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm Kim Thần Khang mỗi ngày, bạn nhé!

Để giải đáp thắc mắc về tình trạng suy nhược thần kinh hoặc muốn biết thêm về sản phẩm Kim Thần Khang, mời bạn vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC: 18006105/Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh