Trả lời
Chào Phương Khánh. Chúng tôi thấu hiểu những lo lắng của bạn. Để trả lời thắc mắc về rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không, chúng ta cùng đi tìm hiểu một số thông tin sau:
Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng của bệnh rối loạn lo âu. Khi bị hội chứng này, người mắc bệnh sẽ luôn trong tình trạng lo lắng về một tình trạng nào đó. Ngoài ra, người bị bệnh còn thấy mệt mỏi, bất an, căng thẳng, choáng váng, hồi hộp, vã mồ hôi, đánh trống ngực, buồn nôn, tính tình trở nên dễ cáu gắt. Tuy nhiên, người mắc không biết lý do tại sao mình lo âu, không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân. Theo những dấu hiệu bạn cung cấp thì đúng là bạn đã bị rối loạn lo âu lan tỏa.
Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa
>> Xem thêm: Bị rối loạn lo âu nên làm gì?
Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không?
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu người mắc phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra, người thân cần đồng hành cùng người mắc bệnh để cải thiện tình trạng nhanh hơn. Một số biện pháp có thể được sử dụng như sau:
- Điều trị bằng tâm lý: Người mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia tâm lý hỗ trợ, tư vấn cách điều trị đúng cách, nhằm tháo gỡ những khúc mắc trong cuộc sống của người bị bệnh.
- Điều trị bằng thuốc: Đây là cách được nhiều người bị rối loạn lo âu, trầm cảm áp dụng nên bạn Phương Khánh có thể tham khảo. Tuy nhiên, cần điều trị theo phác đồ mà bác sĩ hướng dẫn để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nhé.
- Ngủ đủ giấc: Chất lượng giấc ngủ kém cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa. Bởi vậy, bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ và sâu giấc để nhanh chóng cải thiện bệnh tốt.
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa hiệu quả
- Tập thể dục hàng ngày: Đây là một trong những cách giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa rất tốt. Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục, vận động với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,… ít nhất 30 phút.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Người bị rối loạn lo âu lan tỏa nên bổ sung gạo lứt, cá hồi, bột yến mạch, quả việt quất, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, rau xanh…; Tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo, đường, uống rượu, hút thuốc lá,… bởi các chất này làm cho triệu chứng rối loạn lo âu nặng hơn.
>> Xem thêm: Cách chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc
Giải pháp từ thiên nhiên cải thiện rối loạn lo âu lan tỏa
Bên cạnh các phương pháp mà bài viết đã chia sẻ ở trên, bạn Phương Khánh nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang
Sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh đồng thời tăng chức năng cho tế bào thần kinh, giảm buồn phiền, lo lắng, giúp lấy lại sự vui vẻ trong tâm hồn của người bị rối loạn lo âu lan tỏa. Ngoài ra, trong thành phần của Kim Thần Khang còn có sự góp mặt của nhiều thảo dược quý khác như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân,… có tác dụng làm giảm và ngăn chặn căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu hiệu quả.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang cải thiện rối loạn lo âu lan tỏa
Bài viết đã giúp bạn Phương Khánh trả lời câu hỏi: Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được không. Đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn lạc quan và áp dụng đúng các biện pháp mà bài viết đã chia sẻ, tình trạng của bạn sẽ được cải thiện.
>> Xem thêm: Cách chữa rối loạn lo âu bằng Đông y
Chúng ta cùng nghe chị Vũ Thị Niên (SĐT 0398.201.446) ở Hải Dương chia sẻ quá trình tìm lại giấc ngủ ngon, cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm:
Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh hướng dẫn cách điều trị chứng rối loạn lo âu bằng sản phẩm thảo dược. Xem thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh trong video sau:
Nếu còn thắc mắc về rối loạn lo âu lan tỏa có chữa được khôngcũng như sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia Tâm thần kinh
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh