Chào bác sĩ, dạo gần đây, tôi luôn có cảm giác lo lắng bồn chồn đến bất an, trước đây chỉ khi diễn ra những việc quan trọng hay gặp chuyện nguy hiểm tôi mới run rẩy, lo sợ. Vậy mà giờ, ngay cả những chuyện hết sức bình thường cũng khiến tâm trạng tôi đứng ngồi không yên. Mong chuyên gia giải thích rõ hơn về hiện tượng lo lắng bồn chồn và dựa vào đâu để phân biệt với bệnh lý rối loạn lo âu? Xin cảm ơn!
Trả lời:

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn! Trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục Hỏi - Đáp trên trang roiloanloau.co. Lo lắng, bồn chồn là những cảm xúc mà chúng ta có thể trải qua trong cuộc sống. Tuy nhiên khi lo lắng, bồn chồn thường xuyên với cường độ kéo dài thì điều này không còn là bình thường. Để giải đáp băn khoăn của bạn về hiện tượng lo lắng, bồn chồn, chúng tôi xin gửi đến các nội dung sau:

Cảm giác lo lắng bồn chồn là gì?

Lo lắng, bồn chồn là phản ứng bình thường của con người khi căng thẳng. Thực tế chỉ ra rằng, lo lắng như một tín hiệu cảnh báo để chúng ta thận trọng hơn với mọi tình huống xung quanh. Khi gặp phải các tình huống nguy hiểm khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ giải phóng các chất như adrenaline hay cortisol có tác dụng điều chỉnh một số chức năng thần kinh, nhờ đó giúp cơ thể có thêm sức mạnh để chiến đấu.

Trong câu hỏi Lê Huy mong muốn được giải đáp tiêu chí phân biệt giữa cảm giác lo lắng bồn chồn với một bệnh lý khá dễ nhầm lẫn là rối loạn lo âu. Trước hết, bạn cần phải nắm được rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là như thế nào?

Rối loạn lo âu là tình trạng lo sợ quá mức với những tình huống, vấn đề mang tính chất vô lý. Những lo sợ này cứ lặp đi lặp lại hoặc kéo dài, gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội. Để biết bạn có đang rơi vào tình trạng rối loạn lo âu hay không? Hãy thử xem mình có bao nhiêu dấu hiệu trong danh sách sau đây:

- Thường xuyên cảm giác lo lắng bồn chồn, khó thở hay khó chịu.

- Thường xuyên thấy căng thẳng, dễ cáu kỉnh, bực mình.

- Thấy sợ hãi một điều gì đó, dù biết là vô lý nhưng không thể kiểm soát được nỗi sợ.

- Đánh trống ngực liên hồi nhưng khi đi khám bệnh thì không có điều gì bất thường.

- Thường né tránh những điều mà bạn cảm thấy lo lắng, không an tâm về nó.

Nếu bạn đang có 2 hoặc 3 đến 5 dấu hiệu điển hình trên, thì hãy thận trọng, rất có thể, bạn đã mắc phải chứng rối loạn lo âu.

Lo lắng, bồn chồn có thể là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu

Lo lắng, bồn chồn có thể là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu

Phân biệt giữa lo lắng bồn chồn và rối loạn lo âu

Bên cạnh đó, để giúp Lê Huy phân biệt giữa lo lắng thông thường với rối loạn lo âu, cần dựa vào các tiêu chí sau:

- Căng thẳng:

Cảm giác lo lắng xảy ra khi chúng ta gặp những điều căng thẳng mà có nguyên nhân cụ thể như: Lo lắng trước kỳ thi, lo lắng khi chưa đạt doanh số trong công việc,... Nếu bạn luôn cảm thấy lo lắng bồn chồn trong thời gian kéo dài (hơn 1 tháng) mà không rõ nguyên nhân cụ thể, kể cả khi đối mặt với những việc quen thuộc hàng ngày, thì đó là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn lo âu.

- Cường độ và thời gian:

Ở người bình thường, sự lo lắng diễn ra trong thời gian ngắn, hầu hết chỉ là thoáng qua khi đối mặt với những tình huống và sự việc gây nguy hiểm. Nhưng đối với người rối loạn lo âu, phản ứng của họ mạnh mẽ hơn, hay “làm quá” lên so với thực tế. Đồng thời, cảm xúc lo lắng kéo dài hàng tháng, thậm chí người bệnh không thể thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực này.

- Các biểu hiện khác:

Lo âu quá mức không phải là biểu hiện duy nhất của rối loạn lo âu, một số triệu chứng đi kèm như: Hoa mắt chóng mặt, choáng váng, đau đầu, vã mồ hôi, run rẩy, đánh trống ngực, buồn nôn,... Người rối loạn lo âu luôn gặp khó khăn trong việc tập trung, họ dễ bị phân tâm bởi việc suy nghĩ nhiều thứ một lúc, điều này dễ mang đến tâm lý hoang mang tột độ.

- Suy giảm chất lượng cuộc sống:

Rối loạn lo âu sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng trầm trọng đến học tập, công việc và các mối giao tiếp xã hội, kể cả đối với những người thân trong gia đình. Dần dần, bạn sẽ né tránh hết tất cả mọi thứ xung quanh khiến bản thân cô lập và tệ hại hơn cả là trầm cảm.

Thảo dược giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, cải thiện rối loạn lo âu

Theo các chuyên gia, có một số cách tự nhiên giúp bạn cải thiện trạng thái lo lắng, bồn chồn bằng việc lựa chọn các loại thức ăn tự nhiên giúp ổn định tâm trạng; Tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffeine hay các chất kích thích; Thực hiện những biện pháp thư giãn như: Tập yoga, thiền, viết nhật ký,... để loại bỏ cảm giác lo lắng, bồn chồn.

Hiện nay, bên cạnh phương pháp khắc phục thay đổi lối sống, một số loại thuốc cũng góp phần cải thiện triệu chứng này. Tuy nhiên, khi sử dụng kéo dài gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Để khắc phục hạn chế trên, một phương pháp mới được nhiều người tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Sản phẩm có sự kết hợp từ 8 vị thuốc thảo dược quý, trong đó hợp hoan bì là thành phần chính, đây là vị thuốc nổi tiếng giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Y học hiện đại đã chứng minh, chiết xuất của hợp hoan bì có tác dụng tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, đặc biệt là tác động trên thụ thể 5-HT1A, từ đó làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp, lo âu. Đồng thời, nhiều bằng chứng cho thấy, dịch chiết vị thuốc này có tác dụng chống oxy hóa gấp 6 lần vitamin C, từ đó chống lại các gốc tự do (là yếu tố gây tổn thương tế bào thần kinh).

Ngoài ra, sản phẩm còn có sự kết hợp độc đáo của các vị thuốc quý như: Viễn chí, ngũ vị tử, táo nhân, uất kim, hồng táo, soy lecithin, nicotinamid (vitamin PP), tác động toàn diện cả vào nguyên nhân và triệu chứng bồn chồn lo lắng, căng thẳng. Bạn có thể sử dụng 2 - 4 viên mỗi ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gọi về Hotline 0902.207.739 (Zalo/Viber) để được giải đáp chi tiết nhất!