Vợ em mới sinh con con đầu lòng nhưng không có sữa. Vì quá lo lắng cho con nên tâm lý vợ em không ổn định. Cô ấy hay bị mất ngủ, hay lo lắng vẩn vơ và ngày càng ít nói chuyện với mọi người hơn. Em đã đưa vợ đi khám, bác sĩ kết luận vợ tôi bị trầm cảm nhẹ, kê đơn thuốc cho uống. Nhưng đã gần một tháng nhưng em thấy chưa cải thiện gì nhiều. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân nào khiến vợ em bị tình trạng này và có thể dùng Kim Thần Khang để sử dụng hỗ trợ không ạ?
Trả lời:

Chào bạn,

Có tới hơn 20% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh con và nguy cơ tái phát bệnh này là khoảng 50%. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ sau sinh bị trầm cảm nhưng lại không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Phụ nữ sau sinh có xu hướng dễ trầm cảm

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà - trưởng khoa hậu sản M. Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, các rối loạn tâm thần xảy ra ở người mẹ thường xuất hiện khoảng vài ngày đến sáu tuần sau sinh, với nhiều mức độ khác nhau.

Nguyên nhân gây ra sự rối loạn trầm cảm nói chung vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh có nguy cơ trầm cảm tăng có thể do các vấn đề sau:

- Sự thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, nồng độ estrogen và progestrogen bị giảm đột ngột có thể góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp bị giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, có thể do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.

- Thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng, lo lắng quá nhiều: Do sau khi sinh, người mẹ phải dành nhiều thời gian chăm sóc con, nên nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, mặc cảm tự ti vóc dáng, da dẻ... nên đây cũng là một nguyên nhân làm cho người phụ nữ dễ nảy sinh bực bội, căng thẳng.

- Mâu thuẫn gia đình: Gia đình không hạnh phúc, mâu thuẫn (tài chính) trong gia đình không được giải quyết triệt để trước và sau khi sinh cũng có thể gây trầm cảm cho bà mẹ. Áp lực chăm sóc con cái, do thiếu sự giúp đỡ của người thân, hoặc do áp lực về giới tính đứa trẻ cũng làm cho nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài. Đặc biệt, bạo hanh gia đình khiến tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với phụ nữ khác.

- Lo lắng quá nhiều: Nhiều phụ nữ sau khi sinh Việc này cũng dễ đưa họ rơi vào tình trạng trầm cảm.

- Yếu tố di truyền: tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm cũng tăng cao hơn nếu  gia đình trước đó đã có người bị trầm cảm.

 

Phụ nữ sau sinh rất dễ bị trầm cảm

Ở dạng trầm cảm nhẹ, sau khi sinh khoảng 3-4 ngày người mẹ thường thấy mệt mỏi, các hoạt động sinh hoạt vô cùng khó khăn và vụng về hơn trước khi sinh, hoặc lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con mình và của bản thân nên họ dễ xúc động. Nếu ở giai đoạn bị trầm cảm nặng, từ việc lo lắng thì người mẹ trở nên buồn rầu, hay cáu gắt vô cớ, có những hành động lạ với người xung quanh. Do đó, gia đình, đặc biệt là người chồng, cần phải gần gũi, chia sẻ và quan tâm vợ mình nhiều hơn. Vì vợ bạn đang mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ nên nếu được sự giúp đỡ của gia đình, vợ bạn sẽ sớm phục hồi nhanh chóng.

Cải thiện chứng trầm cảm sau khi sinh bằng sản phẩm thảo dược

Đối với trường hợp của vợ bạn, sau khi cai sữa cho bé, bạn có thể cho vợ mình sử dụng thêm các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để giúp tinh thần phấn chấn, thoải mái hơn. Theo chúng tôi nhận định sản phẩm Kim Thần Khang là một lựa chọn phù hợp có trường hợp của vợ bạn.

Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), đây là một vị thuốc quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y để giải trầm uất, làm dịu thần kinh. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm 7 thảo dược khác giúp cải thiện toàn diện các vấn đề trị suy nhược thần kinh và các triệu chứng, đặc biệt là chứng trầm cảm sau sinh.

Hiệu quả của sản phẩm đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao, thông qua phân tích tác dụng của từng vị thuốc thảo dược. Theo GS.TS  Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, cho răng đầy là sản phẩm có tác dụng toàn diện góp phần đẩy lùi chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh. Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẽ của chuyên gia:

 

Văn Cơ.