Em là Hoa, năm nay 27 tuổi và hiện là nhân viên văn phòng. Em có một vấn đề nhỏ mong nhận được giải đáp ạ. Một thời gian em hay bị hoa mắt chóng mặt, người ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh và thường cảm thấy lo lắng mà không biết lo về vấn đề gì. Lúc đầu em có nghi ngờ hay mình bị vấn đề gì đó về tim mạch và đi khám nhưng bác sĩ kết luận không có vấn đề gì, sức khỏe tim mạch và tổng thể vẫn bình thường. Bác sĩ cũng khuyên em đến khoa tâm thần để khám vì có thể là do bệnh rối loạn lo âu. Em đang không rõ về bệnh này lắm và không biết bệnh có chữa được không. Xin được giải đáp giùm để em được biết với. Xin chân thành cảm ơn! (Phạm Thị Hòa – Đồng Nai).
Trả lời:

Chào bạn!

Hiện nay bệnh rối loạn lo âu lan tỏa đang rất phổ biến ở nhiều người và thường bị nhầm tưởng với các dấu hiệu bệnh tim, thiểu năng tuần hoàn não,… Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu phổ biến là trạng thái tâm lý lo lắng thái quá về một vấn đề nào đó không đến mức cần lo lắng như vậy, những thay đổi về mặt tâm lý như dễ cáu giận, kích động, đứng ngồi không yên; bị hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, hơi thở nông, hay vã mồ hôi,… Như vậy với các triệu chứng như bạn mô tả có thể là do bệnh rối loạn lo âu. Đây là vấn đề về thần kinh nên bạn cần đến khoa thần kinh để kiểm tra là chính xác nhất.

Về việc điều trị rối loạn lo âu, bệnh có thể chữa khỏi được và có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp kết hợp, đồng thời phụ thuộc nhiều vào khả năng cải thiện và điều chỉnh tâm trạng của mình. Các phương pháp được áp dụng phổ biến để chữa bệnh rối loạn lo âu hiện nay như sau:

– Sử dụng thuốc an thần: như alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium), lorazepam (ativan),… có tác dụng làm giảm lo âu nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần chú ý tới một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc như bị chóng mặt, rối loạn trí nhớ, mất tập trung…

– Dùng thuốc chống trầm cảm: như paroxetine (paxil), fluoxetine (prozac), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) … Các loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gặp nhiều tác dụng phụ.

– Liệu pháp tâm lý: điều chỉnh tâm lý, tạo tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng lo lắng, chống stress,… rất quan trọng và cần thực hiện trong điều trị bệnh rối loạn lo âu hiệu quả.

– Thay đổi thói quen sống: bạn cần tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, từ bỏ uống rượu bia, hạn chế uống các chất kích thích như nước trà đặc, cà phê; thuốc lá, thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Chữa rối loạn lo âu bằng thảo dược:  Ngoài tự xây dựng cho mình một lối sống tích cực, chuẩn bị một tâm lý tốt thì nhiều người có xu hướng tìm đến sự hỗ trợ từ các vị thuốc thảo dược. Dưới đây là 8 vị thuốc nổi tiếng xưa nay trong y học cổ truyền được dùng nâng đỡ chức năng tâm thần kinh, cải thiện chứng hồi hội, lo âu, mất ngủ hiệu quả:

Hợp hoan bì: Là vỏ của cây hợp hoan (cây hạnh phúc), là vị thuốc nổi tiếng có có tác dụng an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Y học hiện đại đã chứng minh được chiết xuất của hợp hoan bì có tác dụng ức chế yếu tố trung gian setoronergic, thụ thể 5- HT1A (chất dẫn truyền xung động thần kinh) từ đó làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp, lo âu. Đồng thời nhiều bằng chứng cho thấy dịch chiết vị thuốc này có tác dụng chống oxi hóa gấp 6 lần vitamin C từ đó chống lại các gốc tự do (là yếu tố gây tổn thương tế bào thần kinh).

Viễn chí có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ, giảm ho, tăng cường trí nhớ

Ngũ vị tử có tác dụng định tâm an thần, chữa mất ngủ, hồi hộp, phục hồi sức khỏe

Táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần, chữa mất ngủ, lo lắng, hồi hộp

- Uất kim (Nghệ): có tác dụng hành khí, giải uất, phá uất, bồi bổ cơ thể.

- Hồng táo: có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bồi bổ cơ thể

Soy lecithin chiết xuất từ vỏ đậu nành, chứa phosphatidylcholine. Khi vào cơ thể, chất này chuyển hóa thành choline rồi sau đó thành acetylcholine, một chất trung gian hóa học, đóng vai trò sống còn cho hoạt động của não.

- Nicotinamid (Vitamin PP): Có nhiều trong gan, thận, thịt cá, ngũ cốc và các loại rau xanh, có tác dụng cải thiện các chứng chán ăn, suy nhược.

Kế thừa y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại, nhằm tạo ra bước đột phá trong điều trị các vấn đề rối loạn tâm thần kinh. Các nhà khoa học đã kết hợp 8 vị thuốc nói trên, ứng dụng công nghệ hiện đại bào chế thành công viên nén có tên Kim Thần Khang. Sản phẩm ra đời đem lại tin vui và thành công cho rất nhiều người bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, stress kéo dài, mất ngủ kinh niên. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các tấm gương người thật việc thật tại đây

Sau khi tìm hiểu qua bài viết này chúng tôi hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức để hiểu hơn về triệu chứng mình đang gặp phải từ có biện pháp khắc phục và điều trị các triệu chứng trên một cách an toàn, hiệu quả. Chúc bạn luôn khoẻ mạnh!

Chuyên viên tư vấn thần kinh