Chào bạn,
Các triệu chứng hay hồi hộp, thở hụt hơi, lo lắng quá mức sau khi đi kiểm tra tim mạch, huyết áp đều bình thường thì chính xác bạn bị rối loạn lo âu rồi đó. Bạn tham khảo nội dung dưới đây nhé để hiểu rõ hơn về bệnh và có hướng điều trị kịp thời:
Nếu bạn trả lời 4 đáp án là « có » trong các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu :
- Bỗng dưng bạn thấy tính tình thay đổi hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình, mất bình tĩnh, không kiểm soát được suy nghĩ bản thân?
- Sự lo lắng, căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?
- Bạn cảm thấy sợ vô cớ mà bạn biết đó là rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được bản thân?
- Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ
- Bạn luôn né tránh những tình huống hoặc những hoạt động được xem là bình thường nhưng gây cho bạn lo lắng.
- Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?
- Bạn có cảm giác như là sắp có điều gì nguy hiểm và tai họa ập đến đối với bạn không?
Rối loạn lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Vì vậy biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có thể rất khác nhau tuy nhiên được phân thành 2 triệu chứng chính:
+ Triệu chứng về tâm thần: Căng thẳng, sợ vô cớ.
+ Các triệu chứng thực thể: biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật bao gồm: Hồi hộp, tim đập nhanh, run, tiêu chảy, khó chịu vùng thượng vị, tay chân không yên, thậm chí là ngất.
Ngoài ra lo âu còn ảnh hưởng đến tư duy, trí nhớ, khả năng tập trung…
Tất cả các biến đổi này tạo ra một vòng lẩn quẩn làm các triệu chứng này ngày càng nặng thêm.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của rối loạn lo âu chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bệnh và các chất hoá học trong não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và GABA (gamma-aminobutyric acid). Tuy nhiên, rối loạn lo âu có thể xuất phát từ sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, môi trường sống, nhân cách. Nhiều bệnh nhân cho rằng những nỗi lo âu của họ bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng chúng cũng vẫn có thể xảy ra ở lúc trưởng thành.
Điều trị:
Rối loạn lo âu thuộc về tâm bệnh nên để hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn lo âu cần kết hợp liệu pháp tâm lý: hành vi nhận thức, liệu pháp phơi nhiễm, luyện tập thư giãn và sử dụng thuốc giải lo âu.
Vấn đề sử dụng thuốc trong hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu cần phải được sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị hiện nay gồm: thuốc chống trầm cảm 3 vòng và đa vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới... Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, thời gian hỗ trợ điều trị có khi kéo dài tối thiểu từ 6-24 tháng. Vì sử dụng thuốc trong thời gian dài như vậy nên có thể gặp phải nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là lệ thuộc thuốc, nếu hỗ trợ điều trị không tốt, bệnh sẽ tái phát nhiều lần. Để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị và giảm tái phát, các bác sĩ thường kết hợp nhiều nhóm thuốc với nhau hoặc kết hợp với các thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị.
Với trường hợp của bạn thì nên ưu tiên dùng thảo Kim Thần Khang dược nhằm hạn chế tác dụng phụ, đồng thời nâng đỡ và phục hồi rối loạn thần kinh được tốt hơn.
Thân ái