Chào bạn,
Biểu hiện lo âu, mất ngủ, trầm cảm có thể dùng một từ chung là suy nhược thần kinh.
Điều trị suy nhược thần kinh cần đảm bảo mục tiêu gì?
Theo y học hiện đại thì suy nhược thần kinh được biết đến như là kiệt quệ thần kinh, là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.
Đối với suy nhược thần kinh, từ lúc mắc bệnh đến khi hình thành các thể lâm sàng, quá trình sinh lý não biến đổi qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương ứng với những dấu hiệu lâm sàng nhất định. Bệnh lý chủ yếu của suy nhược thần kinh là do sự suy yếu của tổ chức lưới thân não lên vỏ não, tức là rối loạn sự liên hệ lưới – vỏ não. Do đó, các dòng xung động từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não, dồn cả lên vỏ não. Vì thế vỏ não không chịu đựng nổi, dẫn đến sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng hậu quả của sự quá căng thẳng quá trình thần kinh tâm thần trong vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn.
Vì vậy, để điều trị hội chứng suy nhược thần kinh cần đảm bảo 2 mục tiêu:
1. Giúp tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh
2. Giúp tăng thời gian hệ thần kinh được nghỉ ngơi.
Quan điểm điều trị suy nhược thần kinh theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, suy nhược thần kinh là do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng. “Tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Triệu chứng của suy nhược thần kinh thể hiện trên 2 phương diện:
- Triệu chứng tâm thần: rối loạn lo âu, trầm cảm, nghi mình có bệnh…
- Triệu chứng thần kinh: đau nhức mình mẩy, bồn chồn (có khi tim đập nhanh), đau đầu mất ngủ…
Vì vậy, cũng tương tự như quan điểm của y học hiện đại, điều trị suy nhược thần kinh theo y học cổ truyền cũng cần đảm bảo đạt được 2 mục tiêu như trên.
Với sức khỏe của bạn hiện tại thì nên thư giãn, nghỉ ngơi, và sử dụng một đợt thảo dược Kim Thần Khang.
Tại sao Kim Thần Khang đáp ứng được mục tiêu điều trị suy nhược thần kinh?
Kim Thần Khang là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo được, được kết hợp từ 8 vị thuốc, bao gồm:
Kim Thần Khang với 8 vị thuốc, trong đó hợp hoan bì là thành phần chính
- Hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, uất kim đều có tác dụng giúp an thần, gây ngủ, dịu thần kinh, vì vậy giúp tăng thời gian nghỉ ngơi cho hệ thần kinh do tác dụng gây ngủ, an thần, dịu thần kinh…
- Nhóm các dưỡng chất giúp tăng cường chất dinh dưỡng thần kinh như: hồng táo chứa nhiều Vitamin A, C, B2, saponin, acid amin; toan táo nhân chứa nhiều các saponin và acid hữu cơ; vitamin B3; Soy lecithin. Các vị thuốc này đều góp phần tăng cường chức năng của hệ thần kinh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể mắc chứng suy nhược thần kinh.
Chính vì vậy, việc sử dụng Kim Thần Khang trên bệnh nhân suy nhược thần kinh không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng an thần, gây ngủ, dịu thần kinh…mà còn giúp tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh cũng như sức khỏe toàn trạng của người bệnh.
Thân ái.