Gia đình là nơi con người sinh ra và trưởng thành. Gia đình có ảnh hưởng lớn trong quá trình trưởng thành của một cá nhân. Nếu nhìn nhận những vấn đề của thanh thiếu niên như một căn bệnh, thì nguồn gốc của căn bệnh ấy bắt nguồn từ gia đình, triệu chứng của bệnh thể hiện ở trường học và nó ngày càng trở nên trầm trọng khi ở ngoài xã hội. Bởi vậy, bạo lực học đường, rối loạn tâm lý và những ảnh hưởng gia đình có quan hệ mật thiết với nhau, những ảnh hưởng từ phía gia đình góp phần hình thành hành vi bạo lực học đường được thể hiện ở một số yếu tố sau:
Gia đình là nền tảng dẫn đến rối loạn tâm trí trẻ
1 Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình
Có những gia đình bố mẹ do quá bận nên đã thả lỏng con cái, không hỏi han và quan tâm đến con. Bố mẹ không hiểu được con cần gì, không kịp thời phát hiện, giáo dục cũng như sửa những lỗi sai cho con. Về phía con cái, do không kịp thời nhận được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của bố mẹ, con kết thân với những bạn bè xấu, bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè, đi từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và có những hành vi không tốt.
Một hình thức buông lỏng khác là bố mẹ thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu của con, nuông chiều con, con muốn làm gì thì làm. Với cách quản lý và giáo dục như thế này các con khó có thể hình thành được tư duy tốt cũng như những thói quen tốt, dễ đi theo những con đường xấu. Tôi đã từng trò chuyện với không ít các em học sinh phổ thông, khi được hỏi “Nếu có bạn muốn gây sự với em, thậm chí muốn đánh em, em sẽ phản ứng như thế nào?” thì đa số các em được hỏi đều không ngần ngại trả lời rằng: “Đánh lại”.
2. Môi trường gia đình
Một môi trường gia đình lành mạnh sẽ có lợi cho sự phát triển của con cái và hình thành nên ở trẻ những hành vi cũng như những nhân cách mà xã hội yêu cầu. Và ngược lại, nếu môi trường gia đình không tốt sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu cho trẻ, hình thành nên những phẩm chất đạo đức không tốt, thậm chí hình thành nên những nhân cách đi ngược lại với yêu cầu của xã hội.
Có những gia đình do quan hệ của bố mẹ mâu thuẫn, ly thân hoặc ly hôn, trong gia đình luôn xảy ra cãi vã, mắng chửi, thậm chí là xảy ra xô xát, bạo lực. Sống trong môi trường gia đình như thế con cái ngày ngày phải nghe, phải chứng kiến, thậm chí con là người chịu đòn, dần dần các em sẽ hình thành những nhận thức sai lệch, và thật tệ hại khi trẻ cho rằng bạo lực chính là một cách để giải quyết mâu thuẫn.
Có những gia đình mà cha hoặc mẹ hay người thân mắc những chứng bệnh hiểm nghèo hoặc gia đình vừa trải qua những biến cố lớn nếu không có sự chuẩn bị tâm lý tốt sẽ hình thành nên tâm lý tự ti ở trẻ, và khi bị bạn bè trêu chọc, bàn tán lâu ngày rất có thể trẻ sẽ không kiềm chế được bản thân mà gây ra những hành vi bạo lực.
3. Nhân cách, đạo đức của cha mẹ
Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái, từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu vào nhân cách của trẻ. Nếu cha mẹ có những suy nghĩ và hành động không tốt, chắc chắn sẽ kéo theo những ảnh hưởng không tốt với con cái. Có rất nhiều những đứa trẻ do chịu những ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ mà đi theo những con đường bất chính.
Có những gia đình cha mẹ do nhân cách đạo đức không tốt, nhận thức chính trị không tốt, thường xuyên bất mãn với xã hội, những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, nó khiến cho các con biến những điều bất mãn này thành những hành vi phản xã hội. Có những gia đình, do trong nhà có những hành vi bạo lực, bố mẹ có những hành vi phạm pháp hoặc cha mẹ nghiện ngập, từng có tiền án tiền sự, khi con cái tận mắt chứng kiến sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và hành vi của trẻ.
Có những gia đình, mặc dù bố mẹ có trình độ văn hóa, cũng không có điều gì bất mãn với xã hội, nhưng tư cách đạo đức không tốt, thường xuyên coi thường người khác, những tính cách này của bố mẹ trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con cái, điều này cũng ảnh hưởng đến cách thức con cái giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người trong xã hội. Và rất có thể do thái độ kiêu ngạo của con mà vô tình dẫn đến bạo lực tinh thần đối với người khác.
4. Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình
Rất nhiều gia đình có trẻ tham gia vào hành vi bạo lực là những gia đình có điều kiện kinh tế không tốt. Kinh tế gia đình không đầy đủ cùng với việc giáo dục của gia đình không chu đáo cũng gián tiếp ảnh hưởng đến việc con cái có những hành vi trộm cắp, trấn tiền cũng như cướp tài sản của bạn. Mặt khác, gia đình có điều kiện kinh tế không tốt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến con bị các bạn coi thường, sự tự ti cùng với chịu đựng sự trêu chọc, bắt nạt của bạn bè trong thời gian dài dễ dẫn đến những hành vi phản kháng, do đó cũng dễ dẫn đến những hành vi bạo lực theo những cách khác nhau.
Có những học sinh gia đình có điều kiện, thường bắt chước theo những lối sống xa hoa của giới thượng lưu, ăn chơi, rượu chè, mua sắm, yêu đương,… một khi kinh tế không đáp ứng được, sẽ tìm mọi cách để có tiền, hoặc không khống chế được bản thân, mà đi tham gia vào những cuộc ẩu đả đánh nhau, đây cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên hành vi bạo lực học đường.
Nâng đỡ tâm lý và kiểm soát hành vi bằng biện pháp nào?
Lứa tuổi vị thành niên là thời điểm các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình. Chính sự chăm sóc yêu thương và làm gương từ cha mẹ sẽ là liều thuốc quý giá nhất để thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình. Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy... Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu thấy diễn biến tâm lý của con ngày càng theo chiều hướng tiêu cực hơn, thì có thể cho con sử dụng một số thảo dược giúp nâng cao tâm lý và kiểm soát tâm trạng. Hiện nay trên nhiều diễn đàn và website uy tín được nhiều bậc phụ huynh và người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh rối loạn cảm xúc, tâm thần kinh bằng một loại thảo dược có tên Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang giải pháp giúp nâng cao tâm lý, thần kinh hiệu quả
Sản phẩm kết hợp độc đáo từ 8 vị thảo dược quý như: hợp hoan bì, uất kim giúp nâng cao tâm lí, làm thư thái tinh thần, giải trầm uất giúp lấy lại sự tự tin; Ngũ vị tử, viễn chí giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung sẽ giúp các em dễ tiếp thu bài vở nhanh chóng; hồng táo, toan táo nhân, soylecithin, vitamin PP giúp dưỡng tâm an thần, nuôi dưỡng phục hồi rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh từ đó cải thiện chứng mất ngủ, lo âu, hồi hộp tăng cường chức năng hoạt động vốn có của hệ thần kinh.
Thu Thủy