Bệnh trầm cảm nặng đang có xu hướng ngày một gia tăng và đáng báo động khi trung bình mỗi năm có khoảng 850.000 người tự sát vì trầm cảm. Vậy người bệnh cần làm gì để đẩy lùi chứng trầm cảm nguy hiểm? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thế nào là bệnh trầm cảm nặng?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng gây ra những bất thường về hành động và suy nghĩ. Trầm cảm được phân chia thành ba cấp độ nhẹ, vừa và nặng. Trong số đó, trầm cảm nặng được coi là tình trạng có tính chất trầm trọng và nguy hiểm nhất. Người bệnh thậm chí có thể tự tử. Việc điều trị trầm cảm nặng cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và phối hợp với các bác sĩ trong thời gian dài.

Bệnh trầm cảm nặng là bệnh lý tâm thần nhiều nguy hiểm

Bệnh trầm cảm nặng là bệnh lý tâm thần nhiều nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm nặng là gì?

Trầm cảm nặng có thể di truyền. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử trầm cảm thì con cái có khả năng bị bệnh gấp 3-4 lần người bình thường. Đồng thời, trẻ sống chung với bố mẹ bị bệnh cũng có thể hình thành những hành vi bất thường như một thói quen, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt serotonin - chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ là một trong những nguyên nhân cốt lõi gây ra chứng trầm cảm nặng. Sự rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh này khiến cảm xúc của người bệnh khó được kiểm soát, từ đó dễ bị trầm cảm hơn. 

Mặt khác, việc lạm dụng và sử dụng thuốc an thần không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng này. Đây là nhóm thuốc dùng cho người bị mất ngủ. Sử dụng quá liều có thể bị nhờn thuốc, bệnh mất ngủ không những không được cải thiện mà còn trầm trọng hơn. Chưa kể người bệnh có thể gặp những tác dụng không mong muốn do thuốc. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, tránh những rủi ro không đáng có.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác mà người bệnh nên lưu ý đó là stress, áp lực do sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích…

Stress, áp lực có thể gây ra chứng bệnh trầm cảm

Stress, áp lực có thể gây ra chứng bệnh trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm nặng theo tiêu chuẩn y khoa

Theo các chuyên gia, việc điều trị chứng trầm cảm nặng đòi hỏi phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau và sự kiên trì của người bệnh. Có như vậy thì tình trạng bệnh mới được cải thiện một cách hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trầm cảm nặng

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm hiện nay như:

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng 

(Amitriptylin, Clomipramine, Tianeptine…): Giúp giảm các triệu chứng trầm cảm nặng và phòng ngừa nguy cơ tái phát các cơn trầm cảm.

  • Thuốc tái ức chế hấp thu serotonin chọn lọc (Citalopram, Escitalopram), Fluvoxamine…): Đây là nhóm thuốc được công nhận là một trong những thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh trầm cảm. Thuốc cũng có ít tác dụng phụ hơn so với nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • IMAO (Phenelzine, Isocarboxazid, Tranylcypromine…): Nhóm thuốc này giúp cải thiện tình trạng ở người bệnh nhờ cơ chế ức chế chuyển hoá của Norepinephrine và Serotonin trong hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên nó lại có nhiều tác dụng phụ so với thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc tái ức chế hấp thu Serotonin chọn lọc nên chỉ được ưu tiên sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với 2 nhóm thuốc trên. 
  • Thuốc chống loạn thần (Amisulpride, Aripiprazole, Clozapine…): Cho hiệu quả tốt với các trường hợp trầm cảm có biểu hiện hoang tưởng, ảo giác, lú lẫn, lo âu cực độ. Thường được dùng chung với thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc tái ức chế hấp thu Serotonin chọn lọc, ít khi sử dụng độc lập.
  • Nhóm thuốc bình thần (Benzodiazepine): Được sử dụng để điều trị các chứng lo âu, mất ngủ, bực bội ở người trầm cảm. Chống chỉ định dùng thuốc ngủ kéo dài cùng với thuốc bình thần.

Thuốc điều trị trầm cảm nặng có thể gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại

Thuốc điều trị trầm cảm nặng có thể gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại

Các biện pháp tâm lý trị liệu

Theo các chuyên gia, đối với bệnh lý trầm cảm nặng việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm thôi là chưa đủ, người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp tâm lý trị liệu để tăng cường hiệu quả điều trị.

Tâm lý trị liệu có thể giúp người bệnh:

  • Xác định rõ nguyên nhân, vấn đề gây ra chứng trầm cảm nặng.
  • Cải thiện tình trạng stress, căng thẳng, lo lắng cự độ…
  • Giúp người bệnh nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, có lợi.
  • Giúp phát hiện và xử lý kịp thời trước khi tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Giúp tâm lý người bệnh được ổn định…

Đẩy lùi bệnh trầm cảm nặng bằng các phương pháp từ tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây và các phương pháp tâm lý trị liệu, người bệnh có thể đẩy lùi trầm cảm nặng bằng các phương pháp từ tự nhiên hiệu quả. 

Thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện thích hợp

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Theo các chuyên gia, người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm tốt cho não bộ như cá hồi, cá ngừ, các loại hoa quả mọng nước… Những thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, lo lắng… Điều này có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do trầm cảm nặng gây ra một cách hiệu quả.
  • Chế độ tập luyện phù hợp: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cũng cần có chế độ tập luyện khoa học. Theo các chuyên gia, tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày kích thích cơ thể sản sinh endorphins - Một loại hormon giúp điều hòa cảm xúc, giúp người bệnh thư giãn, tránh căng thẳng, giảm stress tốt hơn.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nặng từ thảo dược

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị trầm cảm nặng từ thảo dược được đánh giá là cho hiệu quả khá bất ngờ. 

Thảo dược Hợp hoan bì kích thích tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh Serotonin

Thảo dược Hợp hoan bì kích thích tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh Serotonin

Một nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ nghiên cứu khoa học của Đại học Thiệu Hưng kết hợp cùng Phòng Khoa học và Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng Trung Quốc cho thấy thảo dược Hợp hoan bì kích thích cơ thể tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin nội sinh, giúp phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Qua đó, làm tăng nồng độ serotonin trong não bộ giúp tinh thần vui vẻ, cải thiện các triệu chứng trầm cảm và hạn chế nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.

Hiện thảo dược này đã được đưa vào sản phẩm Kim Thần Khang - Sản phẩm đầu tiên trên thị trường chứa cao hợp hoan bì kết hợp với nhiều vị dược liệu qúy khác như viễn chí, uất kim, ngũ vị tử, hồng táo… giúp tăng cường sức khỏe thần kinh, giải trầm uất, giảm lo âu, phòng ngừa và đẩy lùi chứng trầm cảm hiệu quả.

Sản phẩm đã được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài nên người bệnh có thể an tâm kết hợp sử dụng với thuốc điều trị để sớm cải thiện chứng trầm cảm nặng của mình.

Kim Thần Khang - Giải pháp ưu việt cho người bệnh trầm cảm nặng

Kim Thần Khang - Giải pháp ưu việt cho người bệnh trầm cảm nặng

Bệnh trầm cảm nặng là một bệnh lý nguy hiểm, cần phòng ngừa cũng như phát hiện từ sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc. Mong rằng, qua bài viết trên đây, người bệnh có thể tìm cho mình biện pháp cải thiện các triệu chứng do bệnh trầm cảm nặng phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về trầm cảm hãy liên hệ ngay tới số Hotline 0902.207.739 (Zalo/Viber) để được chuyên gia giải đáp chi tiết nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29056084/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/8933#definition

https://www.medicalnewstoday.com/articles/24832