Rối loạn giấc ngủ đang dần trở thành một chứng bệnh phổ biến và đáng lo ngại. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, cuộc sống, công việc… Vậy người bệnh cần làm gì để phòng ngừa và cải thiện chứng bệnh này hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là những tình trạng bất thường liên quan đến giấc ngủ như thời gian ngủ quá ít, ngủ quá nhiều, chất lượng giấc ngủ không tốt… Tình trạng này thường kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, trạng thái tâm lý, công việc cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thông thường, người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như:

  • Mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, trằn trọc, khó vào giấc.
  • Ban ngày luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, thiếu tinh thần làm việc.
  • Trí nhớ bị suy giảm, không tập trung khi làm việc.
  • Phản ứng chậm trong mọi tình huống, thiếu tỉnh táo khi di chuyển, làm việc, sinh hoạt…
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ nóng giận, gắt gỏng.

Một trong những dấu hiệu điển hình của rối loạn giấc ngủ là mất ngủ kéo dài

Một trong những dấu hiệu điển hình của rối loạn giấc ngủ là mất ngủ kéo dài

Rối loạn giấc ngủ - Nguyên nhân do đâu?

Rối loạn giấc ngủ có rất nhiều nguyên nhân. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tiết kiệm được thời gian điều trị, tránh những hậu quả không mong muốn.

Các cơn đau do bệnh lý mạn tính

Các bệnh mạn tính như bệnh xương khớp, bệnh rối loạn chuyển hóa acid uric máu, nhức đầu dai dẳng… thường gây ra những cơn đau khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc tỉnh giấc giữa đêm khó ngủ lại. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của người bệnh.

Tiểu đêm nhiều

Tiểu đêm từ 2 - 3 lần trở lên khiến giấc ngủ của người bệnh thường xuyên bị gián đoạn. Ở những người nhạy cảm, khó vào giấc thì việc đi tiểu đêm nhiều lần như vậy khiến họ rất khó trở lại giấc ngủ, thậm chí có thể mất ngủ đến sáng. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở người tiểu đường có biến chứng tại thận hoặc người có bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.

Do rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ của chúng ta. Sự thiếu hụt serotonin trong não bộ có thể gây ra tình trạng thiếu dưỡng chất cần thiết cho các tế bào thần kinh, gây ức chế căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc giữa đêm…. người bệnh cần đặc biệt lưu tâm.

Thiếu hụt serotonin là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ

Thiếu hụt serotonin là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ

Làm thế nào để phòng ngừa chứng rối loạn giấc ngủ?

Chất lượng giấc ngủ không tốt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia, bạn đọc có thể tham khảo để phòng ngừa tình trạng này.

  • Ngủ đúng và đủ giấc: Tạo cho mình thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc mỗi ngày, không nên thức quá khuya và đặc biệt hãy ưu ái dành 15 - 30 phút mỗi ngày cho giấc ngủ trưa của bạn nhé.
  • Nên tập thể dục vào buổi sáng để tinh thần sảng khoái và thực hiện các bài tập nhẹ trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Với các chất kích thích như cafe, bia, rượu… cần hạn chế sử dụng để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo các chuyên gia thì các chất kích thích trên có thể ức chế các tế bào thần kinh gây khó ngủ. Nếu muốn sử dụng, bạn hãy dùng cách xa giờ ngủ.
  • Bữa tối nên ăn uống nhẹ nhàng, đừng ăn quá no. Điều này có thể khiến bạn bị tức bụng, đầy bụng, khó chịu và gây khó ngủ. 
  • Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát cũng là một giải pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn.

Yoga là bài tập giúp lưu thông khí huyết, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Yoga là bài tập giúp lưu thông khí huyết, cải thiện chất lượng giấc ngủ

3 giải pháp điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả

Để giấc ngủ được cải thiện, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để các bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. Nếu tình trạng nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt, sử dụng các phương pháp tự nhiên để cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, người bệnh cần sử dụng các thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc Tây y điều trị rối loạn giấc ngủ

Việc sử dụng thuốc để điều trị cần được tham vấn bởi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào tình trạng và mức độ, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau.

Một số loại thuốc điều trị thường sử dụng như:

  • Các thuốc nhóm benzodiazepin: Việc sử dụng có thể gây nên tình trạng hay quên và nhiều tác dụng phụ khác nên nhóm thuốc này hiện ít được chỉ định.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất và cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng gây nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn… nên phải chú ý tăng liều từ từ và dùng trong thời gian dài, ít nhất là 18 tháng.
  • Một số loại thuốc khác như nhóm thuốc bổ sung melatonin và serotonin, thuốc ngủ… cũng được sử dụng để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có tác dụng không mong muốn nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng.

Người bệnh cần tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ khi sử dụng thuốc ngủ

Người bệnh cần tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ khi sử dụng thuốc ngủ

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ từ thảo dược

So với việc sử dụng thuốc tây y có thể có nhiều nguy hại về tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược. Theo các chuyên gia, trong số các thảo dược thì hợp hoan bì được coi là một “dược liệu vàng” - khắc phục nguyên nhân cốt lõi gây mất cân bằng giấc ngủ là do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh theo cơ chế tăng cường sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin hữu cơ, giúp phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của hệ thần kinh. Khi kết hợp cùng các thảo dược khác như Uất kim, Viễn chí… sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không sâu giấc, lo âu, căng thẳng… ở người bệnh hiệu quả.

Hiện nay, các thảo dược này đã được chiết xuất, bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng trong sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn. Người bệnh có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không lo có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Kim Thần Khang với thành phần chính là hợp hoan bì giúp hỗ trợ ngủ ngon và sâu giấc hơn

Kim Thần Khang với thành phần chính là hợp hoan bì giúp hỗ trợ ngủ ngon và sâu giấc hơn

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học

Các chuyên gia khuyến cáo, một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ của mình.

  • Chế độ ăn uống: Thêm các món ăn, thức uống có lợi cho giấc ngủ như hạt sen, trà hoa cúc… vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Bổ sung nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, tránh được tình trạng đầy bụng, tức bụng khiến người bệnh khó ngủ, trằn trọc, khó chịu, giảm tình trạng giấc ngủ bị rối loạn đáng kể.
  • Chế độ vận động: Nên lựa chọn các bài vận động buổi sáng và tối phù hợp với cơ thể của người bệnh. Vận động buổi sáng có thể giúp người bệnh tỉnh táo, tập trung năng lượng và tinh thần làm việc tốt hơn mỗi ngày. Buổi tối người bệnh có thể chọn những bài vận động nhẹ như đi bộ để giúp dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.

Mong rằng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn thế nào là chứng rối loạn giấc ngủ. Đồng thời cũng sớm tìm cho mình giải pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28460563/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25367475/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/sleep-disorder