Rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây nên các triệu chứng bất thường như hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, đánh trống ngực, choáng váng… Đây là bệnh lý tâm thần kinh phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh thực vật?

Hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System) bao gồm hệ phó giao cảm và giao cảm đảm nhiệm các chức năng tương hỗ lẫn nhau. 

- Hệ giao cảm: Trên tim mạch hệ thần kinh giao cảm có thể tác động làm co mạch, tim đập nhanh mạnh và gây ra tình trạng tăng huyết áp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động. Còn đối với hô hấp thì hệ thần kinh giao cảm sẽ làm tăng nhịp thở, thở nông và nhanh. Do chức năng của hệ thần kinh giao cảm ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch và hô hấp nên khi bị cường chức năng giao cảm sẽ có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực mạnh và gây nên tình trạng tăng huyết áp, gây vã mồ hôi, co thắt cơ trơn phế quản….

- Hệ phó giao cảm: Tác dụng của hệ thần kinh phó giao cảm lại hoàn toàn ngược lại với thần kinh giao cảm khi cho một số tác dụng như làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng co thắt, thở chậm….

Chính vì đảm nhận nhiệm vụ trái ngược nhau nên chỉ cần yếu tố cân bằng giữa hệ thống thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm bị ảnh hưởng sẽ gây nên bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm (đối giao cảm)

Các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật

Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:

  • Hệ thần kinh: Bệnh nhân đau đầu, đau từng cơn, về sau đau âm ỉ, đau ko rõ ràng vị trí. Đau đầu sẽ tăng khi thay đổi thời tiết, thời kỳ giao mùa. Đau đầu có thể kèm theo chóng mặt, giảm trí nhớ và mất ngủ. Đây là lý do người bệnh đi khám đa khoa và làm lưu huyết não, điện não đồ và thường được kết luận là rối loạn tuần hoàn máu não, thiểu năng tuần hoàn máu não hay rối loạn vận mạch.
  • Tim mạch: Hồi hộp, đánh trống ngực do nhịp tim nhanh, huyết áp tăng hay hạ huyết áp. Bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực, kèm theo nóng ran vùng ngực. Chính vì hồi hộp trống ngực nên bệnh nhân thường đi khám chuyên khoa tim mạch.
  • Hệ tiêu hóa: Do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột gây ra đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, nôn, buồn nôn. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến bị cồn cào ruột gan, bồn chồn, đứng ngồi không yên, làm cho bệnh nhân lo lắng căng thẳng và có thể bị bệnh viêm dạ dày hay viêm đại tràng mạn tính.
  • Hệ tiết niệu: Rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết bãi, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Hệ bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.
  • Hệ cơ xương khớp: Giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.
  • Hệ sinh dục: Rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra rất nhiều triệu chứng trên toàn bộ cơ thể

Rối loạn thần kinh thực vật gây ra rất nhiều triệu chứng trên toàn bộ cơ thể

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật được chia làm 2 nhóm chính:

Do hậu quả của các bệnh:

  • Những bệnh do nhiễm virus, sốc nhiễm trùng nhiễm khuẩn, tổn thương ở não, viêm não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống…
  • Bệnh đái tháo đường, Basedow, cao huyết áp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày – tá tràng.
  • Stress kéo dài, trầm cảm, rối loạn lo âu (thiếu hụt serotonin - chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ).

Do tác dụng phụ của thuốc:

  • Thuốc điều trị tim mạch, nội tiết, thần kinh…
  • Thuốc gây hội chứng ngoại tháp (thuốc an thần kinh cổ điển)
  • Thuốc hóa trị ung thư.

Stress, trầm cảm là nguyên nhân điển hình gây rối loạn thần kinh thực vật

Stress, trầm cảm là nguyên nhân điển hình gây rối loạn thần kinh thực vật

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?

Việc điều trị triệt để nhằm thiết lập được sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Các thuốc thường dùng gồm: Thuốc canxi, vitamin nhóm B (đặc biệt Vitamin B6), acid glutamic, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh nhu động ruột, thuốc điều chỉnh co thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện, thuốc tim mạch...

Trong khi tây y cho rằng đây là căn bệnh “khó trị” vậy liệu rằng đông y có đem lại một giải pháp tốt hơn không? Hiện nay trên thị trường có một loại sản phẩm thảo dược có tên Kim Thần Khang đang được rất nhiều bệnh nhân và bác sĩ tin tưởng sử dụng.

Với thành phần chính từ thảo dược hợp hoan bì kết hợp cùng các vị dược liệu quý khác (uất kim, viễn chí, toan táo nhân, hồng táo, ngũ vị tử, vitamin PP, soy lecithin) có tác dụng kích thích não bộ sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin nội sinh, làm dịu thần kinh, nâng cao và phục hồi chức năng hoạt động của thần kinh ngoại vi. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh, đau đầu, vã mồ hôi,... do rối loạn thần kinh thực vật. Đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ, giải lo âu, đem lại cho người bệnh tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh.

Kim Thần Khang - Giải pháp thảo dược an toàn, hiệu quả cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Kim Thần Khang - Giải pháp thảo dược an toàn, hiệu quả cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Một số lưu ý cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Người bệnh có thể kết hợp một số phương pháp sau để nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn thần kinh thực vật:

Liệu pháp tâm lý:

  • Tránh các sang chấn tâm lý trong cuộc sống hàng ngày kể cả tình huống căng thẳng trên phim ảnh và sách báo.
  • Tập thở kiểu yoga để điều hòa chức năng hoạt động của thần kinh thực vật.
  • Ngồi thiền giúp tĩnh tâm, giảm căng thẳng tâm lý.

Tập thể dục thể thao: Người bệnh nên đi bộ mỗi ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Sau một thời gian bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Một khẩu phần ăn uống đầy đủ giúp hệ thống thần kinh thực vật được nuôi dưỡng đúng cách để hoạt động tốt. Protein động vật là đặc biệt hữu ích cho hệ thống não bộ và thần kinh vì nó có chứa chất béo bổ dưỡng. Chúng bao gồm các acid béo omega 3 và omega 6. Thực phẩm tuyệt vời cho hệ thống thần kinh là trứng, thịt, các loại hạt, các loại rau củ và dầu cá.

Để giữ cho thần kinh thực vật ổn định cần bổ sung chất dinh dưỡng là canxi, magie, kẽm. Vitamin nhóm B là quan trọng nhất và chủ yếu thu được từ men dinh dưỡng, thịt và trứng.

Hi vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc không còn sợ hãi, hoang mang khi không may mắc căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, hãy gọi ngay tới hotline 0902.207.739 (Zalo/Viber) để được chuyên gia tư vấn cụ thể và tận tình nhất nhé!