Mất ngủ  hay khó ngủ là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ. Tất cả các vấn đề nói trên sẽ được thông tin đầy đủ trong nội dung bài viết này.

Mất ngủ là gì, phải làm sao đây

Mất ngủ - tình trạng thường gặp nhưng khó chữa.

1.  Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là tình trạng khó khăn lặp đi lặp lại trong việc bắt đầu, kéo dài, duy trì giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ không tốt. Hay nói cách khác, người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và làm giảm sút hiệu quả lao động ở ban ngày. Tình trạng này tái đi tái lại thường xuyên thì gọi là mất ngủ mãn tính.

2. Triệu chứng của mất ngủ

Bệnh mất ngủ được chia thành hai loại đó là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao nhiêu lâu? Đối với mất ngủ mạn tính – mất ngủ kéo dài thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hay có thể lâu hơn.

Biểu hiện thường thấy khi mất ngủ đó là:

  •  Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm.
  •  Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được.
  •  Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.

Khi bệnh ở giai đoạn đầu thường có các biểu hiện tâm lý chẳng hạn như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi rối loạn, hay cáu gắt, mất tập trung. Nếu bệnh kéo dài sẽ dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã, lo âu và sợ hãi.

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn nam giới, đặc biệt là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Khi ngủ các mạch máu giãn ra, các chất dinh dưỡng, oxy được bổ sung, đồng thời loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Mất ngủ thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Do đó, dù mất ngủ mạn tính hay chỉ thoáng qua đều cần điều trị.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ tuy nhiên có 2 nhóm nguyên nhân lớn, đó là:

-      Mất ngủ do sinh hoạt:

  •  Do căng thẳng.
  •  Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, chẳng hạn lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên...
  •  Do sử dụng các chất kích thích như: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
  •  Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí…

-      Mất ngủ do bệnh lý:

Một số bệnh mạn tính dẫn đến mất ngủ như: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…

4. Điều trị bệnh mất ngủ

- Loại bỏ những nguyên nhân gây mất ngủ: Xác định nguyên nhân gây mất ngủ ở người bệnh như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi xác định được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

- Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, sạch sẽ,...

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)… giúp điều hòa giấc ngủ. Cùng với đó là việc ăn đầy đủ các chất và có định lượng rõ ràng.

- Chế độ tập luyện: Một số những bài tập dưỡng sinh, tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt có thể sẽ giúp ích cho bạn.   

- Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ. Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu cũng được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ. Vì vậy sử dụng đông y đang là xu hướng của nhiều người. Vai trò thảo dược được biết đến với tác dụng làm dịu thần kinh giúp giảm căng thẳng đồng thời nâng cao chức năng của hoạt động hệ thần kinh giúp lấy lại giấc ngủ sâu, sinh lý. Một trong những sản phẩm đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng là TPCN Kim Thần Khang. Đây là sản phẩm kết hợp từ 8 vị thảo dược ứng dụng công nghệ hiện đại và bào chế thành công dưới dạng viên nén rất tiện dùng, người bệnh không cần mất thời gian đun, sắc.

Sản phẩm có mặt trên thị trường được 5 năm và góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần, cải thiện giấc ngủ cho hàng ngàn người Việt. Rất nhiều người đã điều trị thành công nhờ sử dụng Kim Thần Khang, bạn đọc có thể tham khảo kinh nghiệm  TẠI ĐÂY.

Mọi thắc mắc về tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý bạn đọc vui lòng gọi về số 0902207739 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Thu Thương