Năm 1980, một gia đình người Ý thuộc dòng họ Silvano, đã mắc phải chứng bệnh mất ngủ kỳ lạ. Mọi thành viên trong gia đình đều có các biểu hiện sinh hoạt bất bình thường. Họ bị mắc chứng suy nhược do mất ngủ kéo dài và đi lại lờ đờ như những người vô hồn. Lần lượt các thành viên trong gia đình Silvano đã chết khi còn rất trẻ, do chính chứng bệnh mất ngủ và suy kiệt sức lực.

Mất ngủ khiến nhiều người suy kiệt dẫn đến tử vong

Mất ngủ khiến nhiều người suy kiệt thậm chí là tử vong

 

Câu chuyện kì lạ của người đàn ông mất ngủ dẫn đến tử vong

Ông Silvano, 53 tuổi, trong một lần đi du lịch trên chiếc thuyền sang trọng thì xuất hiện những triệu chứng kì lạ: Ban đầu là tình trạng vã mồ hôi ướt cả áo, Silvano hoảng hốt khi cảm giác con ngươi mắt co nhỏ lại như đầu kim khiến cho đôi mắt trở nên đờ đẫn vô hồn, giống hệt triệu chứng mà cha và hai chị gái của ông từng phải trải qua.

Các triệu chứng tiếp theo mà Silvano đối mặt bao gồm: run rẩy toàn thân, sợ hãi và thậm chí cả chứng táo bón dai dẳng, nhưng khủng khiếp nhất là chứng mất ngủ kinh niên, khiến cho ông thức trắng đêm hàng tháng trời dẫn đến kiệt sức, cuối cùng rơi vào trạng thái hôn mê và chết.

Nghi ngờ về sự bất thường sức khỏe liên quan đến đặc điểm cấu tạo não bộ, ông đã có di nguyện để lại bộ não cho các nghiên cứu khoa học, hy vọng điều này có thể giúp làm sáng tỏ các rối loạn kỳ lạ của gia đình ông và tìm ra giải pháp điều trị, ngăn cản số phận bi thảm tương tự xảy đến với các thành viên khác.

Ông từng nói "Tôi sẽ mất ngủ hoàn toàn và chỉ tám hay chín tháng sau, tôi chắc chắn sẽ chết",  đồng thời đưa ra minh chứng bằng gia phả của dòng họ Silvano từ thế kỷ 18, mỗi thế hệ đều có những thành viên qua đời vì mắc phải căn bệnh  lạ kì này. 

Đúng như dự đoán của Silvano, chỉ sau khi phát bệnh vài năm ông qua đời. Nhưng dòng họ và gia đình Silvano không muốn chia sẽ với giới chuyên môn về vấn đề này, ngoại trừ một lần duy nhất lịch sử được nhà văn DT Max đề cập trong cuốn sách "Gia đình những người không ngủ", hé lộ bức tranh toàn cảnh về những con người sống trong nỗi lo sợ thường trực ngay chính bộ gene di truyền của dòng họ.

Truy tìm thủ phạm gây ra chứng mất ngủ kinh niên lạ kì này

Lần tìm phả hệ của "những bệnh nhân vô vọng" này, Max đã tìm ra trường hợp đầu tiên mắc căn bệnh này có thể truy nguồn được là một học giả ở thành Venice cuối thế kỷ 18.

Hồ sơ bệnh án mô tả bệnh nhân lâm vào trạng thái tê liệt, mê mệt kéo dài trong nhiều tháng. Không lâu sau, cháu trai Giuseppe của người bệnh cũng phải chịu đựng bệnh tình tương tự, rồi đến hai con trai Angelo và Vincenzo, truyền qua các thế hệ cháu chắt đến Pietro, cha của Silvano, chết trong giai đoạn Thế Chiến II.

Bất chấp chuỗi mất mát dai dẳng lặp đi lặp lại, cả gia đình dường như không dám đề cập đến căn bệnh do nỗi lo sợ ám ảnh của số phận, nhưng Silvano muốn thay đổi điều này và hợp tác với cháu rể một bác sĩ, nhà khoa học tên là Ignazio Roiter, tìm hiểu xem điều gì xảy ra bên trong não bộ và cơ thể của những người bị căn bệnh lạ này.

Trong nhiều năm sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cấu tạo não của Silvano dưới kính hiển vi và nhận thấy các protein khỏe mạnh trong não của bệnh nhân này có những điểm khác biệt với những người bình thường. Nghiên cứu cũng cho thấy sự biến đổi về cấu trúc của các protein này là do sự đột biến gen. Các nhà khoa học gọi các protein bị biến đổi là các prions. Các prions chính là nguyên nhân tạo thành các lỗ hổng dạng như bọt biển bên trong não. Tình trạng này tương tự như những gì diễn ra trong não của những con bò bị mắc chứng bò điên. Nghiên cứu não của những con bò bị mắc bệnh, các nhà khoa học cũng tìm thấy các prions nêu trên.

Theo BS. Michael Geschwind, người trực tiếp nghiên cứu về FFI (Fatal Familial Insomnia) tại Trường đại học California tại San Francisco - Mỹ: Hầu hết trong não của những người bị mắc FFI đều có một lượng prions tích tụ rất lớn ở vùng não có tên khoa học là Thalamus (vùng não được cho là có chức năng kiểm soát quá trình ngủ nghỉ theo chu kỳ ở con người). Sự tích tụ của các prions trong não đã dẫn tới việc các tế bào thần kinh não bị lấn át, thậm chí bị gây tổn thương hoặc bị chết đi.

Cho tới nay, khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao căn bệnh FFI không thể hiện các dấu hiệu mất ngủ khi người bệnh còn nhỏ, mà chỉ xuất hiện các triệu chứng khi người bệnh đã ở tuổi trung niên. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những gia đình có mang gen di truyền về FFI có tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 50%. Thông thường khi người bệnh đạt độ tuổi trung niên, các triệu chứng mất ngủ bắt đầu diễn ra. Ban đầu nó khiến người ta nghĩ đến tình trạng mất ngủ thông thường do tuổi tác, song tình trạng mất ngủ này không hề đơn giản, nó kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm trời và khiến cho người bệnh chết dần vì kiệt sức và suy nhược. Đó là điều đã diễn ra với hai chị em Carolyn và Cheryl - những người mang gen di truyền bị lỗi thuộc dòng họ Silvano.

Những nỗ lực tìm cách chữa trị FFI

Cách duy nhất hiện nay để phát hiện sớm bệnh nhân mắc FFI là tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem một người có mang loại gen di truyền gây ra căn bệnh nói trên hay không. Nhìn chung, việc phát hiện không có gì phức tạp. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh hoặc làm cách nào để không cho FFI diễn ra lại là một vấn đề không hề đơn giản. Nhiều bệnh nhân không muốn sinh con vì lo ngại rằng họ có thể di truyền loại gen gây bệnh mất ngủ chết người này cho đứa con của mình sau này. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ di truyền gen gây FFI có thể lên tới 50%. Trong trường hợp của Carolyn, chị gái của Carolyn là Cheryl đã chết vì mắc FFI, còn Carolyn là người rơi vào tỷ lệ may mắn 50% không bị di truyền gen gây bệnh. Song, việc trông chờ vào tỷ lệ may mắn này không thể giúp gì cho các thế hệ sau của những gia đình có loại gen di truyền nguy hiểm này.

Các nhà khoa học đã tính tới phương pháp tác động gen nhằm loại bỏ  gen gây ra FFI cho những thai nhi mang mầm bệnh di truyền. Tuy nhiên, điều này sẽ cần tới nhiều năm nữa mới có thể trở thành hiện thực và sẽ mất không ít thời gian để có thể trở thành một phương pháp chữa bệnh được ứng dụng rộng rãi. Sau nhiều năm nghiên cứu cách điều trị FFI, người ta đã tìm ra một loại thuốc đặc trị có tên gọi Quinicrine. Tuy nhiên Quinicrine vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Tiêu chí giúp bạn lựa chọn thảo dược lấy lại giấc ngủ sinh lý.

Mất ngủ không còn là cái tên xa lạ trong xã hội hiện đại, việc dùng thuốc hướng thần để gây ngủ không phải là giải pháp an toàn và lâu dài. Sử dụng thảo dược trị mất ngủ vẫn là xu hướng đang được nhiều bác sĩ và người bệnh tin tưởng. Giữa muôn vàn nhãn hiệu đang được quảng bá trên thị trường, người bệnh cần có tiêu chí khi lựa chọn thảo dược trị mất ngủ tốt, đó là: sản phẩm có tác dụng toàn diện vừa cải thiện triệu chứng: mất ngủ, giấc ngủ không sâu, ngủ hay giật mình, tâm trạng bất an, đồng thời tác động sâu vào căn nguyên giúp phục hồi rối loạn dẫn truyền thần kinh, nuôi dưỡng tế bào não bộ; có độ an toàn cao; ngủ dậy không gây mệt mỏi, bần thần; không gây nhờn thuốc.

Hiện nay, sản phẩm duy nhất đạt được các tiêu chí nói trên chính là thảo dược có tên Kim Thần Khang được kết hợp từ 8 thảo dược quý, trong đó hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) là thành phần chính. Hợp hoan bì từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu nhờ tác dụng giải trầm uất, trấn tĩnh thần kinh, tăng cường tuần hoàn não. Nhiều nghiên cứu y học hiện đại còn chứng minh dịch chiết của vỏ hợp hoan bì có tác dụng giải lo âu thông qua ức chế chất trung gian hóa học gây kích thích triệu chứng rối loạn lo âu. 

Hợp hoan bì thành phần chính trong thảo dược Kim Thần Khang giúp nâng cao tình thần, cải thiện giấc ngủ

 Để tăng cường hiệu quả điều trị, Kim Thần Khang kết hợp thêm các thảo dược quý khác như: táo nhân, ngũ vị tử, uất kim, viễn chí có tác dụng dưỡng tâm, an thần, hành khí, giải uất, phá ứ giúp cải thiện chứng mất ngủ, khó tập trung, căng thẳng, stress; hồng táo, soy lecithin, vitamin PP cung cấp dưỡng chất, vitamin, tăng sản xuất  acetylcholine (chất trung gian hóa học giúp tập trung, tỉnh táo), dưỡng não, giúp tăng sức khỏe toàn trạng cải thiện chứng mệt mỏi, chán ăn, lấy lại tinh thần hứng khởi. Vì vậy Kim Thần Khang chính là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân bị mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh.   

Nhiều người đã thành công trong việc đẩy lùi bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài... chỉ bằng sử dụng thảo dược Kim Thần Khang, bạn đọc có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Bạn đang bị mất ngủ, vẫn chưa tìm được cách khắc phục hãy gọi cho chúng tôi theo số 0902207739 để được tư vấn.

Thu Thủy