Sang chấn tâm lý mang một mối đe dọa tiềm ẩn không nhỏ cho bạn ngay cả khi nó không gây tổn hại về thể chất. Yếu tố quyết định sang chấn tâm lý không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan mà chính là trải nghiệm cảm xúc chủ quan của bạn về sự kiện nào đó.
Sang chấn tâm lý là gì?
Sang chấn tâm lý (tên tiếng anh: Psychological Trauma) là chấn thương tâm lý do một hoặc nhiều sự kiện gây ra, khởi đầu là tình trạng căng thẳng quá mức, vượt quá khả năng mà người đó có thể đối phó hoặc tích hợp những cảm xúc liên quan.
Triệu chứng sang chấn tâm lý bao gồm những biểu hiện điển hình về cảm xúc tâm lý và phản ứng vật lý như:
- Bộc phát cảm xúc không kiểm soát, sốc, chối bỏ, phẫn nộ, sợ hãi, u sầu, buồn phiền thất vọng, bồn chồn, lo lắng, tội lỗi, cáu gắt, xấu hổ, tê liệt…
- Sống khép kín, thu mình khỏi xã hội, mất niềm tin, tăng cảnh giác.
- Hồi tưởng biến cố, sự kiện đau buồn.
- Né tránh các sự kiện khơi gợi nỗi đau.
- Khó tập trung.
- Đau đầu, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, mệt mỏi, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau nhức cơ.
- Khó ngủ, gặp ác mộng khi ngủ, giật mình hoảng loạn.
Ở trẻ em, dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý hoàn toàn tương tự với những triệu chứng đã nêu trên.
Sang chấn tâm lý do một hoặc nhiều sự kiện gây ra căng thẳng quá mức, vượt quá khả năng chịu đựng
>>>XEM THÊM: Bệnh tâm lý không ổn định và 4 triệu chứng điển hình
Sang chấn tâm lý có nguy hiểm không?
Sang chấn tâm lý để lại hậu quả vô cùng nặng nề, nếu không được hỗ trợ hay điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho bạn suốt cả phần đời còn lại.
Sang chấn tâm lý có thể phát triển thành các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu gây suy nhược thần kinh nghiêm trọng.
Ở trẻ nhỏ, sang chấn tâm lý ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách và thể chất. Bên cạnh đó, trẻ bị sang chấn tổn thương tâm lý trong thời gian dài sẽ bị mất niềm tin vào thế giới quan, kém phát triển nhận thức não bộ và khả năng ứng phó.
Nguyên nhân sang chấn tâm lý thường gặp
Sang chấn tâm lý có thể do con người, thiên tai hoặc công nghệ bởi 3 loại nguyên nhân chính đó là:
- Sự kiện mang tính duy nhất và bất ngờ như tai nạn, tấn công bạo lực, thương tích.
- Bị căng thẳng liên tục trong một thời gian bởi trải qua sự kiện đau thương, ức chế lặp đi lặp lại như: Bị bắt nạt, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bị bỏ rơi lúc nhỏ, chống chọi với bệnh tật…
- Một số nguyên nhân khác: Trải nghiệm đau buồn từ sự ra đi đột ngột của người thân, sự đổ vỡ mối quan hệ bản thân rất trân trọng, trải qua một cuộc phẫu thuật mang tính quyết định…
Đặc biệt, nguyên nhân sâu xa chính là do não bộ thiếu dinh dưỡng và chất dẫn truyền thần kinh serotonin khiến tình trạng căng thẳng kéo dài gây ra các triệu chứng sang chấn tâm lý.
Nguyên nhân sâu xa gây sang chấn tâm lý chính là do não bộ thiếu chất dẫn truyền thần kinh serotonin
Những gợi ý giúp cải thiện sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý có thể được cải thiện bằng một số phương pháp sau đây.
Liệu pháp tâm lý phơi nhiễm
Đây là một liệu pháp tâm lý chuyên biệt, điều trị dựa trên việc tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân tiếp xúc với nỗi sợ hãi, sự kiện sang chấn của chính mình. Quá trình điều trị bao gồm 3 giai đoạn: Thư giãn, liệt kê, tiếp xúc và cần được thực hiện bởi chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.
Một số gợi ý giúp phục hồi tình trạng sang chấn tâm lý
Để thoát khỏi sang chấn tâm lý không chỉ cần tác động đến các yếu tố bên ngoài, mà còn là sự cố gắng từ bên trong chính bản thân người bệnh. Sau đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:
- Học cách kiểm soát và kiềm chế cảm xúc của bản thân, cố gắng tránh để bản thân bị quá xúc động. Bạn không nên cố gắng điều khiển, thay đổi suy nghĩ và hành động của người khác để tránh mang lại cảm xúc tiêu cực cho chính mình.
- Ngừng suy nghĩ về việc đã xảy ra để bạn không bị rơi vào vòng luẩn quẩn tự dằn vặt, hãy tập thói quen nhìn vào những điều tốt ở phía trước và suy nghĩ tích cực hơn. Học cách chấp nhận vì bạn không thể thay đổi những gì đã xảy ra mà chỉ có thể can thiệp vào những gì sắp đến.
- Viết nhật ký cũng là một cách chữa chấn thương tâm lý mang lại hiệu quả nhất định. Mỗi ngày bạn hãy ghi ra những điều làm bản thân vui vẻ và thực hiện chúng nhiều hơn vào ngày hôm sau. Đồng thời, bạn cũng ghi ra những điều khiến bạn trở nên tiêu cực và mệt mỏi để tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc.
- Tham gia một số câu lạc bộ cùng sở thích và chia sẻ, kết nối nhiều hơn với xã hội. Điều này sẽ giúp bạn dần lấy lại niềm tin, có thêm nhiều trải nghiệm cảm xúc vui vẻ.
>>>XEM THÊM: 5 Cách thoát khỏi sang chấn tâm lý cực hiệu quả - Đừng bỏ lỡ!
Thảo dược thiên nhiên cải thiện sang chấn tâm lý
Bên cạnh những gợi ý kể trên, bạn nên sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dinh dưỡng não bộ như: Hợp hoan bì, viễn chí, uất kim, hồng táo, ngũ vị tử, táo nhân. Đây là những nguyên liệu quý từ thiên nhiên giúp cải thiện sang chấn tâm lý rất tốt, đặc biệt là hợp hoan bì.
Kim Thần Khang là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa các loại thảo dược trên, đặc biệt có hợp hoan bì là thành phần chính đem lại hiệu quả cải thiện chứng sang chấn tâm ty rất tốt và an toàn, không gây tác dụng phụ.
Theo nghiên cứu của khoa Dược Đại học Kyung Hee, Đại học Ewha và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), hợp hoan bì có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương tinh thần, tăng cường chất dẫn truyền serotonin và cải thiện suy nhược thần kinh.
Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên Kim Thần Khang giúp dưỡng tâm, an thần, cải thiện sang chấn tâm lý hiệu quả
Mỗi người sẽ có cách phản ứng khác nhau đối với sự kiện gây chấn thương tâm lý. Tuy nhiên, dù là ai thì cũng không thể tránh khỏi hệ quả và biến chứng nguy hiểm mà sang chấn tâm lý gây ra. Bạn nên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng cải thiện suy nhược thần kinh giúp cải thiện sang chấn tâm lý an toàn, hiệu quả.
Để cải thiện và chấm dứt sang chấn tâm lý một cách tích cực, bạn nên quan tâm đúng mực về vấn đề này nhằm phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Vui lòng để lại bình luận phía dưới bài đăng nếu bạn có góp ý hoặc bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về sang chấn tâm lý. Chúc bạn luôn sống vui - khỏe - ý nghĩa.
Tài liệu tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/trauma
https://en.wikipedia.org/wiki/Psychological_trauma
https://www.helpguide.org/articles/ptsd-trauma/coping-with-emotional-and-psychological-trauma.htm