Trầm cảm ở học sinh không phải là một hiện tượng quá xa lạ. Tuy nhiên, gần đây hiện tượng này đang nổi lên như một cơn sốt. Trong một số trường hợp, trầm cảm kết hợp áp lực học hành dồn nén thậm chí đã vô tình đẩy những đứa trẻ vào đường cùng của sự sống. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về tình trạng trầm cảm ở học sinh!

Tìm hiểu ngay những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Trầm cảm là tình trạng làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Nó gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú dai dẳng kéo dài làm suy kiệt thể chất của người mắc.

Những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh đôi khi không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con cái nhiều hơn, kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng.

Trầm cảm ở học sinh dẫn đến tâm lý bất ổn

Tâm lý bất ổn là biểu hiện thường thấy nhất ở lứa tuổi học sinh khi bị mắc chứng bệnh này. Người bệnh dễ mang những suy nghĩ tiêu cực, buồn rầu và rất dễ cáu gắt. Thường có xu hướng cau có, “quan trọng hóa vấn đề”, không có khả năng giải quyết những vấn đề nhỏ và khiến nó trở nên phức tạp hơn.

Người bị trầm cảm ở lứa tuổi học sinh luôn rất nhạy cảm, thời gian học hành quá nhiều cũng dễ khiến người bệnh trở nên căng thẳng. Các em luôn cảm thấy mình thật kém cỏi, không có năng lực, rất tự ti, dễ chán nản và dễ buông thả bản thân.

Đôi khi, những mâu thuẫn nhỏ với cha mẹ hay những vấn đề gia đình, bạn bè không được giải quyết êm đẹp cũng sẽ khiến người bệnh sinh tâm lý buồn bã, rầu rĩ kéo dài.

Tâm lý bất ổn, thất thường là biểu hiện điển hình của trầm cảm ở học sinh

Tâm lý bất ổn, thất thường là biểu hiện điển hình của trầm cảm ở học sinh

Thay đổi hành vi 

Trầm cảm ở học sinh thường dẫn đến những hành vi bất thường không thể lường trước.

Thông thường, người bệnh có xu hướng thích ở một mình, thường xuyên cáu gắt với bố mẹ, bạn bè. Khi đó, người thân cần phải rất tinh tế mới có thể hiểu và thông cảm được.

Sự thay đổi giờ giấc ngủ cũng là một biểu hiện thay đổi hành vi thường thấy của trầm cảm ở học sinh. Người mắc thường có xu hướng thức khuya, giờ giấc ngủ nghỉ không ổn định, lạm dụng mạng xã hội để giải tỏa căng thẳng. Điều này vô hình chung lại khiến bệnh tiến triển ngày một nặng hơn.

Bên cạnh đó, trầm cảm ở học sinh cũng thường khiến người mắc khó tập trung, dễ mất hứng thú và không còn dễ dàng tìm được niềm vui trong những hoạt động thường nhật.

Không chỉ vậy, người bệnh còn dễ có xu hướng tự tử. Trầm cảm ở học sinh khiến cho người mắc bị ám ảnh bởi cái chết, các em rất dễ bị cảm xúc chi phối, xem nhẹ cái chết và chỉ muốn tìm đến cái chết để được giải thoát. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần để tâm hơn, luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm lý con trẻ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ trầm cảm ở học sinh ngày một gia tăng?

Theo một cuộc khảo sát tại các trường THCS ở Hà Nội, trong số 1.727 học sinh được khảo sát thì có tới 25,76% người có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó việc kiểm tra kiến thức trên lớp học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trầm cảm ở học sinh.

Nguyên nhân chủ quan

Trầm cảm ở học sinh thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân cốt yếu thường bắt nguồn từ sự thiếu hụt dinh dưỡng cho các tế bào khiến não bộ không đủ năng lượng để có thể hoạt động một cách bình thường. Chính vì thế, người mắc trầm cảm luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và khó khăn trong giải quyết các vấn đề.

Bên cạnh đó, việc mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin, dopamine cũng là yếu tố tạo nên chứng trầm cảm ở học sinh. Do đó, các em thường có tâm lý bất ổn, thay đổi thất thường và thậm chí là không có khả năng kiểm soát được cảm xúc.

Thiếu hụt dinh dưỡng não bộ là nguyên nhân cốt lõi gây trầm cảm ở học sinh

Thiếu hụt dinh dưỡng não bộ là nguyên nhân cốt lõi gây trầm cảm ở học sinh

Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh nguyên nhân chủ quan thì trầm cảm ở học sinh còn bắt nguồn từ những nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài. Trong đó, áp lực học hành góp một phần rất lớn gây ra trầm cảm ở học sinh.

Khoa Tâm lý - Giáo dục của trường đại học sư phạm Huế đã có một nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng quản lý thời gian và stress trong học tập của học sinh lớp 12. Kết quả cho thấy hầu hết tất cả các học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Quốc học Huế đều đã từng trải qua tình trạng stress ở mức độ cao trong học tập.

Bên cạnh đó, những tác động từ phía gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý con trẻ. Các bậc phụ huynh thường có xu hướng áp đặt suy nghĩ, cách sống và mong đợi quá nhiều vào năng lực của các con. Chính điều này đã vô tình tạo áp lực rất lớn lên đôi vai thế hệ trẻ. Những áp lực không thể chia sẻ cùng ai, những căng thẳng dồn nén lâu ngày đã đẩy những đứa trẻ vào góc tối của cảm xúc, lâu dần sinh ra chứng trầm cảm nghiêm trọng khó lòng giải quyết.

Giải pháp cho trầm cảm ở học sinh

Điều trị trầm cảm ở học sinh không phải là một điều đơn giản. Các bậc phụ huynh cần phối hợp thay đổi lối sống, ngừng tạo thêm áp lực cho trẻ. Đồng thời, trong những trường hợp này nên sử dụng thêm một số sản phẩm thảo dược bổ sung. Như vậy mới có thể đạt hiệu quả điều trị cao.

Cha mẹ đừng gây áp lực cho con trẻ

Khoảng cách về thế hệ chính là thứ khoảng cách lớn nhất. Những suy nghĩ máy móc, sự cấm đoán gay gắt và đôi khi là những cái nhìn phiến diện của các bậc phụ huynh đã vô tình cài cắm “chiếc dằm” trong lòng con trẻ.

Cha mẹ là những người đi trước, đã từng trải qua hết tất cả đắng cay mặn ngọt của cuộc đời, họ luôn muốn con cái tránh những sai lầm tuổi trẻ của mình. Nhưng họ không hiểu được rằng, mỗi người là một chủ thể, không ai có thể sống hộ phần đời của ai. Họ cũng cần cho con cái có khoảng trời tự do, được tự bước đi và tự trải nghiệm để rồi tự đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

Không những vậy, cha mẹ cũng nên học cách quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu hơn nữa. Nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân trước khi đưa ra những lời cấm đoán, miệt thị gây ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ.

Sự áp lực từ phụ huynh góp phần tạo nên trầm cảm ở học sinh

Sự áp lực từ phụ huynh góp phần tạo nên trầm cảm ở học sinh

Điều trị trầm cảm ở học sinh bằng biện pháp y khoa hiện đại

Một số trường hợp trầm cảm ở học sinh mức độ nặng cần có sự can thiệp y khoa. Người mắc có thể phải sử dụng đến một số loại thuốc điều trị trầm cảm như thuốc ức chế trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế chọn lọc serotonin giúp cân bằng cảm xúc.

Bên cạnh đó, việc đến gặp các chuyên gia tâm lý cũng là một giải pháp hiệu quả trong điều trị trầm cảm ở học sinh.

Sử dụng thảo dược tự nhiên giúp chữa trầm cảm ở học sinh tại nhà hiệu quả

Hiện nay, sử dụng thảo dược trong điều trị trầm cảm ở học sinh đang là xu hướng được các chuyên gia khuyên dùng. Bởi phương pháp này can thiệp từ nguyên nhân sâu xa gây trầm cảm, đặc biệt trầm cảm ở học sinh là do sự suy giảm chất dẫn dẫn truyền thần kinh serotonin. Điển hình trong số đó có thảo dược hợp hoan bì đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng này tại Đại học Thiệu Hưng, Trung Quốc.

Hợp hoan bì - Thảo dược vàng được sử dụng trong điều trị trầm cảm từ xa xưa

Hợp hoan bì - Thảo dược vàng được sử dụng trong điều trị trầm cảm từ xa xưa

Kim Thần Khang - Giải pháp đẩy lùi trầm cảm ở học sinh chứa thành phần chính từ cao hợp hoan bì

Với thành phần chính hợp hoan bì kết hợp cùng nhiều dược liệu quý khác như hồng táo, uất kim, ngũ vị tử… Kim Thần Khang giúp cân bằng nồng độ serotonin và bổ sung dinh dưỡng não bộ, giúp an thần kinh. Từ đó, góp phần cân bằng cảm xúc, hỗ trợ cải thiện sức khỏe thần kinh, đẩy lùi trầm cảm và một số bệnh lý liên quan đến thần kinh khác.

Sản phẩm được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và hàng ngàn người bệnh tin dùng. Trên thực tế, theo khảo sát của tạp chí Kinh tế VnEconomy ghi nhận 95% người bệnh hài lòng về hiệu quả cải thiện trầm cảm sau khi sử dụng sản phẩm Kim Thần Khang.

Kim Thần Khang giúp giảm trầm cảm, mất ngủ, lo âu - Thần kinh khỏe mạnh, tinh thần lên cao

Kim Thần Khang giúp giảm trầm cảm, mất ngủ, lo âu - Thần kinh khỏe mạnh, tinh thần lên cao

Hi vọng qua bài viết, người đọc đã có thể hiểu hơn về chứng bệnh trầm cảm ở học sinh để có biện pháp điều trị và dự phòng hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay tới SĐT 0902.207.739 (Zalo/Viber) để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc cụ thể nhất!

 

Tài liệu tham khảo: