Thời điểm khởi phát bệnh trầm cảm sau sinh là khoảng thời gian sau khi người mẹ sinh con, bởi đây là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với tâm sinh lý phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (tên tiếng anh: Postpartum Depression) là một dạng rối loạn tâm thần bao gồm những thay đổi về thể chất, cảm xúc tâm lý, hành vi ở phụ nữ sau khi sinh con.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì cứ 7 người phụ nữ sau sinh sẽ có 1 người mắc phải chứng trầm cảm sau sinh và 85% phụ nữ sau sinh có biểu hiện tâm lý bất thường.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh được chia thành 3 cấp độ:

  • Hội chứng baby blues: Là giai đoạn đầu của trầm cảm sau sinh, kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần với các biểu hiện ở mức độ nhẹ như: Buồn bã, dễ khóc, lo lắng, cáu gắt, mệt mỏi, mất ngủ… Hầu hết các mẹ mới sinh đều trải qua hội chứng này, 1/10 trong số đó sẽ biến chuyển nặng hơn và kéo dài thành trầm cảm sau sinh.
  • Trầm cảm sau sinh (PPD): Là một dạng trầm cảm nặng bắt đầu trong vòng 4 tuần sau khi mẹ sinh bé với các biểu hiện giống với hội chứng baby blues nhưng nghiêm trọng và dữ dội hơn. Khoảng 1/1000 trong số này sẽ tiếp tục chuyển biến nặng thành rối loạn tâm thần sau sinh.
  • Rối loạn tâm thần sau sinh: Đây là cấp độ nặng và nghiêm trọng nhất. Người mẹ ở cấp độ này sẽ có ý định tự tử, tự làm tổn thương bản thân hoặc gây hại đến con của chính mình.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh có thể do thay đổi hóa học hoặc yếu tố môi trường tác động. Sau khi sinh con, hormone estrogen, progesterone và các hormone tuyến giáp trong cơ thể sụt giảm đột ngột khiến bạn mệt mỏi, uể oải, u sầu nhiều dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, việc chăm trẻ sơ sinh vất vả khiến mẹ bỉm thiếu ngủ, không có thời gian nghỉ ngơi, cảm thấy choáng ngợp và kiệt sức, cuộc sống sinh hoạt bị xáo trộn cũng là những yếu tố góp phần gây ra chứng trầm cảm sau sinh.

Tram-cam-sau-sinh-gay-nen-thay-doi-ve-the-chat,-cam-xuc-tam-ly-hanh-vi-o-phu-nu-sau-khi-sinh-con.webp

Trầm cảm sau sinh gây nên thay đổi về thể chất, cảm xúc tâm lý, hành vi ở phụ nữ sau khi sinh con

Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của trầm cảm sau sinh

Triệu chứng trầm cảm sau sinh rất đa dạng tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, mẹ bỉm có thể gặp 1 hoặc nhiều biểu hiện cùng lúc như:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, dễ kích động.
  • Không có cảm giác thèm ăn.
  • Ham muốn tình dục thấp.
  • Đau đầu, đau dạ dày.
  • Không hứng thú với bất kỳ điều gì, cảm thấy vô vọng và bất lực, đánh giá thấp năng lực làm mẹ của bản thân, áp lực phải trở thành một người mẹ hoàn hảo.
  • Khó ngủ, mất ngủ ngay cả khi cơ thể trong tình trạng thiếu ngủ.
  • Khó nắm bắt và kiểm soát tâm trạng, hay u sầu, dễ khóc, dễ bị tổn thương tâm lý, ức chế, cáu gắt, giận dữ, chán nản…
  • Khó tập trung, khó khăn trong việc ghi nhớ, xử lý công việc không nhanh nhạy.
  • Thu mình khỏi gia đình, người thân, bạn bè, muốn lẩn tránh xã hội, ít nói, ngại giao tiếp.
  • Ảo tưởng về việc làm hại em bé.
  • Có ý định tự tử.

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến riêng người mẹ mà còn ảnh hưởng tới cả người cha và em bé, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh sẽ kéo dài trở thành bệnh mạn tính gây suy nhược thần kinh và giảm dinh dưỡng não bộ ở người mẹ. Những em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về cảm xúc và hành vi, trẻ quấy khóc, kém ăn ngủ, chậm phát triển ngôn ngữ.

Neu-tram-cam-sau-sinh-khong-duoc-dieu-tri-kip-thoi-se-tro-thanh-benh-man-tinh-nguy-hiem.webp

Nếu trầm cảm sau sinh không được điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh mạn tính nguy hiểm

Khi nào mẹ bỉm nên đi khám?

Bạn cần đặt lịch khám với bác sĩ ngay khi có những đặc điểm: Triệu chứng trầm cảm sau sinh không hề thuyên giảm sau 2 tuần mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cảm thấy kiệt sức, thiếu năng lượng, khó khăn để hoàn thành công việc hàng ngày và chăm sóc con. Thêm vào đó, bạn bắt đầu có ý nghĩ tự tử, làm hại bản thân hoặc em bé.

Những người bị mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ không nhận ra hoặc khó khăn để thừa nhận rằng bản thân đang bị trầm cảm sau sinh. Do đó, nếu bạn thấy người thân của mình có những dấu hiệu như trên thì hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất.

>>>XEM THÊM: Test trắc nghiệm trầm cảm sau sinh cực dễ chỉ sau 2 phút - xem ngay!

Cách  điều trị trầm cảm sau sinh an toàn, hiệu quả nhất

Để vượt qua trầm cảm sau sinh cần một quá trình đủ kiên nhẫn, thấu hiểu từ chính bản thân mẹ bỉm và sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình. 

Trợ giúp từ người thân

Những người thân trong gia đình được coi là mấu chốt quan trọng trong việc hỗ trợ mẹ bỉm cải thiện chứng trầm cảm sau sinh. Gia đình cùng chia sẻ công việc chăm con, tạo bầu không khí vui vẻ để giảm bớt áp lực cho người mẹ. Đồng thời, bạn hãy trò chuyện và lắng nghe để người bệnh luôn có cảm giác được yêu thương, không cảm thấy bị bỏ mặc. Mọi người trong gia đình nên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giấc ngủ và sự nghỉ ngơi của mẹ bỉm. 

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng cần được chú ý, bạn nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe thần kinh não bộ như rau củ, trái cây giàu beta-carotene, thực phẩm giàu omega 3, 6…

Muon-vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-me-bim-rat-can-su-giup-do-tu-nhung-nguoi-than-trong-gia-dinh.webp

Muốn vượt qua trầm cảm sau sinh, mẹ bỉm rất cần sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình

Thảo dược thiên nhiên đẩy lùi trầm cảm sau sinh 

Thảo dược tự nhiên chính là thuốc quý vườn nhà an toàn mà hiệu quả cao, rất phù hợp cho mẹ bỉm mắc chứng trầm cảm sau sinh. 

Những thảo dược đông y như: Viễn chí, táo nhân, uất kim, ngũ vị tử, đặc biệt là hợp hoan bì có tác dụng rất tốt trong cải thiện suy nhược thần kinh,  tăng cường dinh dưỡng não bộ và chất dẫn truyền thần kinh serotonin giúp giảm căng thẳng stress, lo âu, cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ cho mẹ bỉm, hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Hiện nay, thay vì sử dụng trực tiếp thì việc dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có chứa những thảo dược trên kết hợp với hợp hoan bì là một sự lựa chọn hoàn hảo. Nghiên cứu năm 2015 của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện đã nhận thấy: “Hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin”. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi chứng trầm cảm sau sinh hiệu quả.

Kim-Than-Khang-co-chua-hop-hoan-bi-giup-tang-cuong-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin-cai-thien-tram-cam-sau-sinh.webp

Kim Thần Khang có chứa hợp hoan bì giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, cải thiện trầm cảm sau sinh

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia, bác sĩ tâm lý thông qua buổi nói chuyện có định hướng, chiến lược nhằm thay đổi cách suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người bệnh. Một trong những liệu pháp tâm lý trị liệu phổ biến nhất chính là liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT).

>>>XEM THÊM: Cách vượt qua trầm cảm hiệu quả - cùng người thân đồng hành!

Những biểu hiện mệt mỏi, khó ngủ, hay cáu gắt, hay khóc và khóc không lý do đều là hồi chuông cảnh báo nguy hiểm cho mẹ bỉm về chứng trầm cảm sau sinh. Bạn hãy liên hệ trợ giúp từ người thân hoặc bác sĩ để được điều trị sớm nhất, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến nhiều kiến thức hay và hữu ích cho bạn đọc. Hãy để lại bình luận bên dưới bài nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chứng trầm cảm sau sinh cần được hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-depression/symptoms-causes/syc-20376617 

https://www.webmd.com/depression/guide/postpartum-depression

https://www.womenshealth.gov/mental-health/mental-health-conditions/postpartum-depression