Chẩn đoán trầm cảm sẽ có các tiêu chí, triệu chứng chung, tuy nhiên đối với người già do sự suy giảm chức năng của toàn thể các cơ quan trong cơ thể, các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lí khác. Vì vậy việc phát hiện và chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số điểm khác biệt.
10 điểm khác biệt khiến việc phát hiện và điều trị bệnh trầm cảm ở người già trở nên khó khăn
Tìm hiểu 10 điểm khác biệt trầm cảm ở người già giúp người bệnh sớm nhận biết và điều trị kịp thời
- Tỷ lệ bệnh trầm cảm ở người già rất cao: có đến 20% số người ở độ tuổi từ 45 đến 65 là bị trầm cảm (phụ nữ là 25%, đàn ông chiếm 15%)
- Trầm cảm ở người già khó phát hiện: Người già thường có nhiều bệnh khác như đái tháo đường, cao huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, nhồi máu cơ tim… khiến cho việc phát hiện, chẩn đoán bệnh trầm cảm trở lên phức tạp và khó điều trị hơn.
- Người già điều trị bệnh lâu khỏi hơn người trẻ: Do thuốc chống trầm cảm có nhiều tác dụng phụ hơn nên liều thuốc chỉ nên bằng 1/2 của người trẻ. Do liều thuốc thấp nên bệnh chuyển biến chậm hơn, thường sau 3 tháng điều trị mới ổn định về cơ bản.
- Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm ít kháng thuốc hơn so với người trẻ nên kết quả điều trị tuy xuất hiện chậm nhưng thường là tốt.
- Điều trị trầm cảm suốt đời: Ở các bệnh nhân này, do tuổi tác sự yếu kém chức năng dẫn truyền thần kinh là lí do khiến bệnh trầm cảm không hồi phục. Họ sẽ phải điều trị bằng thuốc chống trầm cảm suốt đời. Nếu họ bỏ thuốc điều trị củng cố thì bệnh chắc chắn sẽ tái phát.
- Người già ngoài u buồn còn kèm theo mất trí nhớ: Trí nhớ gần rất kém, họ hay bỏ đâu quên đấy. Nhiều trường hợp nặng họ không nhớ nổi mình đã ăn cơm chưa, ăn cái gì. Trường hợp này gọi là mất trí giả (vì trí nhớ sẽ hồi phục khi được điều trị).
- Người già có giấc ngủ đêm ngắn: Họ vào giấc ngủ không quá khó, nhưng hay thức giấc sớm (khoảng 1-2 giờ sang), sau đó không ngủ lại được. Tuy nhiên tổng thời gian ngủ của họ chỉ khoảng 4-5 tiếng, gây ra tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau.
- Tỉ lệ người già có cảm giác chán nản, bi quan và có hành vi tự sát rất cao: Bệnh nhân thường nghĩ rằng mình đã già, đã vô dụng, không làm được tích sự gì nữa mà là gánh nặng cho gia đình. Họ càng bi quan thì nguy cơ tự sát và từ chối điều trị càng cao.
- Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn: họ thường tìm đến bác sỹ tim mạch (do đánh trống ngực, mạch nhanh), bác sỹ tiêu hóa (do đầy bụng, táo lỏng thất thường), bác sỹ thần kinh và đông y (do đau đầu, mất ngủ). Sau nhiều năm điều trị không kết quả họ mới chịu đến khám ở bác sỹ tâm thần.
- Thường xuyên tái khám để thay đổi thuốc điều trị: Thuốc điều trị nên kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm mới (sertralin) và thuốc an thần mới (olanzapin) liều thấp. Bệnh nhân phải thường xuyên đến khám lại theo hẹn để được điều chỉnh liều thuốc và bắt buộc phải uống thuốc suốt đời.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần ở người già, biện pháp đẩy lùi trầm cảm hiệu quả.
Với bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi, tâm lý trị liệu hay phương pháp "điều trị bằng chuyện trò" có thể rất tốt và hữu ích. Có vài lời khuyên giúp bạn đồng hành cùng ông bà/ bố mẹ vượt qua trầm cảm:
- Không chì triết: nên tránh nói chuyện về những thiếu sót của người bệnh vì nó có thể góp phần cho người bệnh rơi vào tình trạng suy
- Biết lắng nghe: Người bệnh trầm cảm rất cô đơn và cần bạn bên cạnh để chia sẻ
- Tìm kiếm biện pháp hỗ trợ từ thảo dược: Như phân tích ở trên người già dễ bị tác dụng phụ của các loại thuốc tây gây hại, phải thay thuốc mới thường xuyên do nhờn thuốc. Vì vậy lựa chọn thảo dược cho đối tượng người già là một hướng đi đúng đắn. Sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn chính là Kim Thần Khang – thảo dược duy nhất được thiết kế chuyên biệt cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh.
Sản phẩm không những được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng cho hiệu quả tốt, Kim Thần Khang được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông phân tích tác dụng các thành phần thảo dược giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm, suy nhược thần kinh.
Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
Hãy tham khảo kinh nghiệm điều trị trầm cảm từ thực tế của người bệnh tại đây
Một khi bạn ngờ rằng bản thân mình hoặc ai đó mà bạn biết là có khả năng bị trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ, hãy mạnh dạn gọi cho chúng tôi theo số 902207739 để được tư vấn.
Thủy Tiên