Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm... Ngủ như thế nào để không tổn hại đến sức khỏe? Đúc kết của danh y Hoa Đà – sẽ giúp bạn vỡ lẽ ra nhiều điều mà con người đang vấp phải.
4 Điều tuyệt đối làm theo chắc chắn bạn sẽ có giấc ngủ tốt
Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường. Một danh y thời xưa là Hoa Đà, trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.
Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.
1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)
Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 1h sáng là thời gian nghỉ ngơi của gan, thận. Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của cơ thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.
Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt. Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.
Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài)
Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.
2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ
“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ. Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.
Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.
“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.
Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.
3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần
Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút. Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.
4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm
Một ngày của bạn nên được đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người
Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.
Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.
Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.
Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.
Sử dụng hợp hoan bì - thảo dược được nhiều chuyên gia khuyên dùng giúp sảng khoái tinh thần, tìm lại giấc ngủ sinh lý.
Hợp hoan bì là vỏ của cây hợp hoan có tên khoa học là Albizia julibrissin, loại cây cảnh nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Á. Người ta quan sát thấy các lá của cây khép vào ban đêm và khi trời mưa, xòe ra khi được mặt trời chiếu vào. Do đặc điểm độc đáo này, nó đã được gọi là "cây ngủ" ở Nhật Bản. Ở Trung Quốc, nó được gọi là "Cây hạnh phúc”.
Roy Upton, phó chủ tịch hiệp hội Herbalist Mỹ, cho biết: "Trong y học cổ truyền, việc sử dụng Albizia có liên quan đến thúc đẩy niềm vui, làm dịu nỗi buồn, làm sáng mắt và tạo ra những ham muốn của trái tim. Trong y học hiện đại, Albizia thuộc về một loại thực vật học giúp "nuôi dưỡng trái tim và bình tĩnh tinh thần".
Từ kinh nghiệm đúc kết của y học cổ truyền, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu tác dụng hợp hoan bì trên chức năng thần kinh. Điển hình là nghiên cứu tại khoa dược các trường Đại học Dược, Đại học Kyung Hee, Đại học Quốc gia Pukyong cho thấy hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh đồng thời tăng chức năng cho tế bào thần kinh thông qua 2 cơ chế: Một là ức chế làm thay yếu tố trung gian serotonergic, đặc biệt là thụ thể 5-HT1A (chất dẫn truyền xung động thần kinh) từ đó có tác dụng làm dịu thần kinh, giải trầm uất cải thiện chứng mất ngủ, buồn phiền, hồi hộp, căng thẳng; Hai là có tác dụng chống oxi hóa - dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não), nó được đánh giá mạnh gấp 6 lần acid ascorbic (vitamin C). Chính nhờ công dụng này, giúp phục hồi chức năng và nuôi dưỡng tế bào não bộ cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn.
Hãy lắng nghe chuyên gia đầu ngành GS. TS Nguyễn Văn Thông phân tích vai trò của vị thuốc hợp hoan bì cho người bị chứng suy nhược thần kinh, stress, mất ngủ:
Kết quả nghiên cứu và đánh giá từ các chuyên gia đầu ngành đã mở ra một hướng đi mới, một tin vui cho người bệnh rối loạn tâm thần kinh. Để tăng cường hiệu quả điều trị các nhà khoa học đã sử dụng hợp hoan bì là thành phần chính kết hợp thêm 7 vị thuốc thảo dược khác bao gồm: uất kim, viễn chí, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo, soy lecithin, vitamin PP. Đồng thời ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại sản xuất thành công dạng viên nén tiện dụng mang tên Kim Thần Khang. Sản phẩm ra đời vừa đem lại giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhân rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ kéo dài, vừa khắc phục được một số nhược điểm so với các loại thuốc hướng thần. Đó là tính toàn diện, tác động lên vừa triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn, không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và cho kết quả rất khả quan. Hãy xem họ nói gì về sản phẩm TẠI ĐÂY
Bạn đọc quan tâm đến sản phẩm Kim Thần Khang, muốn được tư vấn về bệnh cũng như sản phẩm hãy để lại thông tin theo mẫu hoặc gọi đến số 0916757547 để được tư vấn.