Căng thẳng thần kinh là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại bởi những nỗi lo về cơm áo gạo tiền, áp lực công việc, tình cảm,... Vậy làm thế nào để nhận biết được bạn có đang mắc căng thẳng thần kinh hay không và cách vượt qua chúng như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

Tổng quan về căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh (hay còn được gọi stress) là phản ứng của cơ thể được tạo ra để chống lại những áp lực, tình huống quá sức chịu đựng của bản thân.

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng cho các cơ và làm tim đập nhanh hơn, khiến hơi thở trở nên gấp gáp hơn.

Căng thẳng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, có thể do những áp lực trong công việc, do học tập hoặc mâu thuẫn với bạn bè, người thân.

Tình trạng căng thẳng thần kinh có thể gặp ở tất cả đối tượng từ trẻ em đến người lớn, người già và gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh.

Cang-thang-than-kinh-la-benh-pho-bien-trong-xa-hoi-hien-dai

Căng thẳng thần kinh là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại

Căng thẳng thần kinh được chia ra làm hai loại đó là cấp tính và mạn tính, cụ thể:

  • Căng thẳng cấp tính: Là tình trạng căng thẳng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn với các biểu hiện điển hình như: Hồi hộp, nôn nao, đổ mồ hôi tay,... Căng thẳng cấp tính có thể xuất hiện trước một kỳ thi, lúc phải thuyết trình trước đám đông hay khi gặp một vấn đề gì đó mà chưa kịp chuẩn bị trước.
  • Căng thẳng mạn tính: Đây là tình trạng căng thẳng đã diễn ra trong một thời gian dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe, tinh thần lẫn hiệu suất làm việc của người bệnh. 

Các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thần kinh bao gồm:

  • Yếu tố bên ngoài: Những yếu tố như thời tiết, giao thông, khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố liên quan đến xã hội và gia đình: Những áp lực xảy ra trong quá trình làm việc, áp lực do kỳ vọng của bố mẹ quá cao, bất đồng quan điểm với bạn bè, đồng nghiệp,…
  • Yếu tố thể chất: Mắc bệnh mạn tính, thể chất suy nhược, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Yếu tố cá nhân: Những áp lực do chính bản thân người bệnh tạo ra, gánh nặng gia đình, tiền bạc.

Nhung-ap-luc-hoc-tap-tu-bo-me-vo-hinh-chung-gay-cang-thang-than-kinh-o-tre

Những áp lực học tập từ bố mẹ vô hình chung gây căng thẳng thần kinh ở trẻ

Làm thế nào nhận ra bạn đang bị căng thẳng thần kinh?

Căng thẳng thần kinh khiến cho khả năng làm việc cũng như đời sống tinh thần và sức khỏe người bệnh bị giảm sút rất nhiều, do đó cần phải sớm nhận biết được tình trạng bệnh để có những biện pháp điều trị kịp thời. 

Dưới đây là một số biểu hiện của stress thường gặp:

  • Thể chất: Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, giấc ngủ bị rối loạn, tức ngực khó thở, nôn và buồn nôn,...
  • Tinh thần: Sa sút trí tuệ là tình trạng gặp phổ biến ở những người bị căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy buồn bã, không thể tập trung vào bất cứ việc gì kể cả học tập lẫn vui chơi, khó khăn trong giải quyết vấn đề,...
  • Hành vi: Những người căng thẳng thần kinh thường dễ khóc, ăn uống thất thường, có xu hướng tự làm hại bản thân hoặc người khác, thích hút thuốc, tính khí nóng nảy, hay cáu giận vô cớ,...
  • Cảm xúc: Tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, thất vọng, cảm thấy khó chịu, dễ dàng nổi nóng với tất cả mọi người.

Những hệ lụy nghiêm trọng do căng thẳng mang lại

Nếu căng thẳng thần kinh diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến cơ thể như tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol máu tăng. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tự động tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin - hormone này gây co mạch máu, làm thiếu oxy ở tim và thành mạch dẫn đến khó thở.

Những hệ lụy mà căng thẳng thần kinh gây ra cho cả đời sống tinh thần, sức khỏe của người bệnh cần kể đến là:

  • Nếu bị căng thẳng thần kinh, người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm,...
  • Khả năng cao mắc các bệnh lý mạn tính như: Những bệnh liên quan đến tim mạch bao gồm tim đập nhanh, đau tim, đột quỵ não, cao huyết áp.
  • Tình trạng ăn uống thất thường có thể khiến cho người bệnh bị béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
  • Đối với phụ nữ thì dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc rối loạn nội tiết tố.
  • Ảnh hưởng lên cả chức năng tình dục, có thể gặp tình trạng bất lực, xuất tinh sớm ở nam giới, ngoài ra còn làm giảm ham muốn của cả nam và nữ.
  • Xuất hiện các vấn đề trên tiêu hóa như bệnh trào ngược thực quản dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng,...
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh về khớp như: Đau lưng, mỏi gối, cơ bị co cứng, đau khớp ngón tay, chân, hay bị chuột rút hoặc co cơ.
  • Cơ thể mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì khiến công việc bị đình trệ, gặp nhiều trở ngại.

Cang-thang-than-kinh-co-the-la-nguyen-nhan-gay-nen-benh-ly-tim-mach

Căng thẳng thần kinh có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý tim mạch

Tổng hợp những cách đẩy lùi căng thẳng hiệu quả, dễ thực hiện

Một số phương pháp sau đây sẽ hỗ trợ ngăn ngừa và khắc phục những tác hại của chứng căng thẳng thần kinh gây ra, giúp bạn sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Tập thiền và yoga giúp thư giãn và giảm căng thẳng

Khi thiền hoặc yoga, người bệnh sẽ giảm được muộn phiền và nhận thấy cảm giác bình yên từ sâu bên trong cơ thể.

Bạn có thể tập thiền chánh niệm khoảng 5 phút mỗi ngày khi mới bắt đầu và tăng dần lên đến 20 phút lúc đã quen. Bạn hãy bắt đầu bằng việc ngồi thoải mái trên ghế hay sàn nhà. Thư giãn và lắng nghe các âm thanh xung quanh. Từ từ cảm nhận nhịp thở ra, hít vào, tĩnh tâm cảm nhận để các âm thanh đến và đi chứ đừng giữ lại hay xua đuổi chúng.

Bạn cũng có thể tham khảo tư thế yoga đứa trẻ (Balasana) để giảm tình trạng căng thẳng của bản thân. Bài tập này bắt đầu bằng tư thế quỳ trên sàn, để lòng bàn tay và đầu gối chạm sàn, giữ khoảng cách giữa 2 đầu gối để bạn cảm thấy dễ chịu nhất và áp sát mu bàn chân xuống sàn. Tiếp theo, bạn hãy thở ra nhẹ nhàng và hạ hông xuống, chuyển tư thế về ngồi trên gót chân, kéo thân về sau. Hai tay duỗi dài, căng ra để duỗi thẳng phần lưng. Hít thở đều và giữ một lúc rồi trở về tư thế ban đầu.

Yoga-la-mot-phuong-phap-ho-tro-cang-thang-than-kinh-hieu-qua

Yoga là một phương pháp hỗ trợ căng thẳng thần kinh hiệu quả

Chế độ sinh hoạt khoa học

Việc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tinh thần của người bệnh. Một số thực phẩm bạn nên bổ sung thêm trong bữa ăn để cải thiện sức khỏe thần kinh như: Khoai lang, gạo lứt, yến mạch, bông cải xanh, bơ, cá hồi, trà xanh, sữa chua,…

Một giấc ngủ sâu cũng giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn rất nhiều, mỗi ngày bạn nên ngủ đủ 7 đến 9 tiếng để có thể bắt đầu một ngày làm việc mới vào hôm sau tràn đầy năng lượng.

Bên cạnh đó, tập thể dục hằng ngày là một yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Chỉ cần tập thể dục 30 phút sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chứng minh là tập thể dục giúp tăng trí nhớ, rèn luyện tư duy, cải thiện được các bệnh lý tâm thần, cung cấp năng lượng cho cơ thể trong một ngày dài. Bạn có thể tham khảo các bài tập thể dục như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, aerobic, cầu lông, bóng bàn,…

Tập hài lòng với cuộc sống hiện tại

Việc đặt cho bản thân quá nhiều kỳ vọng và mục tiêu cần thực hiện sẽ tạo nên áp lực rất lớn. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nhiều vấn đề về tâm lý. Bạn có thể cảm thấy u uất, mệt  mỏi, chán nản khi không thực hiện được mục tiêu ban đầu, điều này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý như: Lo âu, trầm cảm, rối loạn hoảng sợ,… Bạn nên hài lòng với những gì mình đang có và trân trọng nó.

Sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện căng thẳng thần kinh

Việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị căng thẳng thần kinh đã không còn xa lạ và ngày càng trở nên phổ biến. Bởi các thảo dược này vừa đem lại hiệu quả điều trị cao, lại an toàn không gây ra các phản ứng phụ như những thuốc khác. 

Trong đó, hợp hoan bì là một vị thuốc quý, đem lại hiệu quả cao giúp cải thiện chứng căng thẳng thần kinh. Thảo dược này giúp người bệnh ngủ ngon hơn, ổn định tâm trạng, tăng cường những cảm xúc tích cực để đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. Nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc đã nhận thấy, hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin, nhờ đó mà tình trạng căng thẳng thần kinh được cải thiện đáng kể.

Để tăng cường hiệu quả cải thiện căng thẳng, các nhà khoa học đã tiến hành phối hợp hợp hoan bì với những thảo dược khác cũng có khả năng an thần, dưỡng tâm như: Uất kim, toan táo nhân, viễn chí, ngũ vị tử,... giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và suy nhược thần kinh, đem đến cho người bệnh giấc ngủ ngon hơn. 

Hop-hoan-bi-la-san-pham-giup-cai-thien-giac-ngu-dem-lai-tinh-than-thoai-mai.

Hợp hoan bì là sản phẩm giúp cải thiện giấc ngủ, đem lại tinh thần thoải mái

Bài viết trên đây chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và đầy đủ về bệnh căng thẳng thần kinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng thể hơn và có thêm kiến thức nhất định về bệnh lý này.

Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng căng thẳng thần kinh, bạn có thể để lại thông tin liên hệ bên dưới hoặc gọi ngay đến hotline (Zalo/ Viber): 0902207739 để các chuyên gia giải đáp kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://thriveglobal.com/stories/things-you-need-to-know-about-nervous-tension/

https://www.apa.org/topics/stress/body

https://www.thesaurus.com/browse/nervous%20tension