Suy nhược thần kinh còn được gọi là căn bệnh của xã hội “hiện đại” khi mà áp lực cuộc sống ngày càng đè nặng, căng thẳng lo âu diễn ra thường xuyên mỗi ngày. Bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống và tinh thần của người mắc. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có giải pháp cải thiện phù hợp, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Thế nào là suy nhược thần kinh?

Suy nhược thần kinh là tình trạng thần kinh bị kiệt quệ. Đây là bệnh xuất phát từ nguyên nhân do rối loạn các chức năng ở vỏ não và của một số trung khu thần kinh dưới vỏ. 

Tình trạng này xảy ra do người bệnh phải làm việc căng thẳng, dẫn tới quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nặng nề đến sự hồi phục và tái tạo trở lại của các bộ phận trong cơ thể.

Mặc dù suy nhược thần kinh là tâm bệnh, nhưng nếu người bệnh không được chẩn đoán, điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Suy-nhuoc-than-kinh-la-benh-ly-tam-than-nguy-hiem.webp

Suy nhược thần kinh là bệnh lý tâm thần nguy hiểm

Biểu hiện điển hình của bệnh suy nhược thần kinh

Dưới đây là một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh bạn nên nắm rõ để nhanh chóng xác định được bệnh và có những can thiệp kịp thời:

Tâm trạng thay đổi thất thường: Những đối tượng mắc suy nhược thần kinh  có thể vừa vui vẻ xong liền tức giận ngay, dễ nổi nóng, dễ khóc và xúc động hoặc đôi khi trầm lặng bất thường.

Tự cô lập bản thân: Người bệnh suy nhược thần kinh thường không muốn nói chuyện, tiếp xúc với mọi người xung quanh. Khi mà tình trạng căng thẳng lên đến đỉnh điểm, họ có xu hướng tự cô lập bản thân và dành toàn bộ năng lượng trong cơ thể để đối phó với vấn đề đó.

Rối loạn cảm giác: Suy nhược thần kinh có thể gây một số tình trạng rối loạn cảm giác như: Hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê mỏi, tâm trạng chán nản, buồn bã. 

Lo âu quá độ: Người bệnh suy nhược thần kinh thường cảm thấy thấy lo âu và dễ hình thành những cảm xúc hay tư duy tiêu cực. Họ luôn suy nghĩ vấn đề theo hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thực tế và không thể giải quyết được.

Tăng nhịp tim: Người bệnh ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức khiến tim đập nhanh hơn và thường xuất hiện các cơn đau thắt ngực.

Những dấu hiệu trên cơ thể và hệ thống thần kinh: Đau mỏi cổ vai gáy, thắt lưng và cột sống, dễ gặp hiện tượng hoa mắt chóng mặt là những biểu hiện thường gặp ở người bị suy nhược thần kinh.

Tang-nhip-tim-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-thuong-gap-o-nguoi-suy-nhuoc-than-kinh.webp

Tăng nhịp tim là một trong những dấu hiệu thường gặp ở người suy nhược thần kinh

>>>XEM THÊM: Bạn có biết: Học quá nhiều gây suy nhược thần kinh ở tuổi niên thiếu

Nguyên nhân của bệnh suy nhược thần kinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, suy nhược thần kinh có thể bắt nguồn từ những yếu tố như: Di truyền, nghề nghiệp (tính chất công việc thường xuyên căng thẳng), giới tính (nam mắc nhiều hơn nữ) và sự rối loạn các chất hóa học trong não bộ.

Suy nhược thần kinh thường gặp ở những người làm việc trí óc hơn so với lao động chân tay, ở thành thị nhiều hơn nông thôn.

Suy nhược thần kinh có thể bắt nguồn từ những chấn thương tinh thần nghiêm trọng như: Gặp thất bại trong sự nghiệp, đầu tư thua lỗ, cuộc sống vợ chồng căng thẳng, mất người thân yêu, bất hòa với đồng nghiệp,... Thông thường để dẫn đến bệnh này sẽ là do nhiều sang chấn tích tụ lại với cường độ cao, khiến người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng và căng thẳng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh:

  • Những người thường xuyên bị căng thẳng hoặc mắc bệnh trầm cảm
  • Bệnh nhân nghiện rượu
  • Những đối tượng hút thuốc lá nhiều
  • Những người làm việc trí óc 

Nhung-nguoi-nghien-ruou-co-nguy-co-cao-mac-cang-thang-than-kinh.webp

Những người nghiện rượu có nguy cơ cao mắc căng thẳng thần kinh

Cách vượt qua bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh gây ra những ảnh hưởng xấu cho cuộc sống, do đó cần có những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả để người bệnh nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.

Thuốc điều trị suy nhược thần kinh

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh suy nhược thần kinh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

Các thuốc có khả năng khôi phục tinh thần, gây hưng phấn thần kinh trung ương, tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh là sulbutiamine (arcalion) hoặc asthenal. Những thuốc này nên uống sau khi ăn sáng, vì nếu dùng vào buổi trưa hoặc tối có thể gây mất ngủ, uống vào lúc đói thì ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.

Ngoài ra, còn một số thuốc được chuyên gia khuyến nghị sử dụng là:

  • Thuốc giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng lên não: Piracetam, ginkgo biloba...
  • Thuốc có tác dụng an thần, trấn tĩnh: Clorpromazin, Levomepromazin, Haloperidol, Sulpirid, Risperidon, Thioridazine. Nhóm thuốc này nên thận trọng khi sử dụng vì có nguy cơ gây quen thuốc. 
  • Thuốc giảm đau: Các hoạt chất thường dùng là paracetamol và acetaminophen, giúp giảm đau nhanh nhưng không tốt cho gan và hệ tiêu hóa.
  • Các vitamin: Giúp cung cấp các yếu tố vi lượng, hỗ trợ kích thích quá trình chuyển hoá của cơ thể. Tuy nhiên những thuốc này cũng sẽ gây ra tác dụng phụ nếu dùng quá liều.

Thuoc-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-cua-benh-suy-nhuoc-than-kinh.webp

Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh

Chữa suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền

Điều trị suy nhược thần kinh theo y học cổ truyền là phương pháp rất khả quan. Ngoài các phương pháp xoa bóp bấm huyệt giúp đả thông tắc nghẽn, điều chỉnh lại sự mất cân bằng âm dương cần được thực hiện bởi người có chuyên môn thì người bệnh suy nhược thần kinh có thể tham khảo một số bài thuốc thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngay tại nhà.

Một số bài thuốc thảo dược chữa suy nhược thần kinh bạn có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị

Chuẩn bị nguyên liệu: Gồm bạch thược 12g, cam thảo 4g, câu đằng 12g, đan bì 8g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, sài hồ 10g, chi tử 8g, hoàng cầm 8g, thanh bì  6g, táo nhân 12g.

Cách tiến hành: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.

Công dụng: Bài thuốc này giúp khí huyết lưu thông, dưỡng não, cải thiện tâm trạng và ăn ngủ ngon hơn, từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh hiệu quả.

Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị

Chuẩn bị nguyên liệu: Thục địa 16g, hoài sơn12g, sơn thù 10g, đan bì 8g, bạch linh 8g, trạch tả 8g, cúc hoa 8g, sa sâm 12g, táo nhân 10g, bá tử nhân 8g. 

Cách tiến hành: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, nên uống lúc ấm.

Công dụng: Bài thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng điển hình của bệnh suy nhược thần kinh như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, giúp dưỡng tâm, an thần…

Cac-phuong-thuoc-y-hoc-co-truyen-giup-cai-thien-tinh-trang-suy-nhuoc-than-kinh-hieu-qua.webp

Các phương thuốc y học cổ truyền giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh hiệu quả

Cải thiện suy nhược thần kinh tại nhà

Việc điều trị suy nhược thần kinh tại nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện bệnh và hòa nhập với cộng đồng.

Dưới đây là một số phương pháp mà những người bị suy nhược thần kinh nên áp dụng để giúp quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả tốt.

Thay đổi lối sống

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu bia, thuốc lá khi tâm trạng đang căng thẳng.
  • Thường xuyên chia sẻ những tâm sự trong cuộc sống, những khó khăn, vướng mắc mà mình đang gặp phải với bạn bè. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng rất nhiều, tránh tình trạng dồn nén cảm xúc hay nỗi đau, rồi dần dần chúng sẽ “gặm nhấm” bạn.
  • Một phương pháp vô cùng hiệu quả vừa giúp bạn thư giãn đầu óc, lại có khả năng nâng cao thể chất, tăng cường miễn dịch đó là thường xuyên tập thể dục. Mỗi ngày dành ra 30 phút thể dục và bạn sẽ nhận thấy chất lượng cuộc sống cải thiện hơn rất nhiều. 
  • Khoa học đã chứng minh rằng, thiền và yoga hỗ trợ rất tốt trong cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng lo âu. Dành ra khoảng 30 phút để thiền định giúp bạn bình tâm và suy nghĩ tích cực hơn.
  • Khi bạn xuất hiện những triệu chứng của suy nhược thần kinh và nghi ngờ mình mắc bệnh thì điều quan trọng là nên đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất. Tuyệt đối bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc, bởi những thuốc như an thần, trấn tĩnh, kích thích hưng phấn thần kinh nếu bạn sử dụng quá liều sẽ tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Thien-giup-binh-tam-la-mot-bien-phap-ho-tro-dieu-tri-suy-nhuoc-than-kinh-hieu-qua.webp

Thiền giúp bình tâm là một biện pháp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả

Sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang

Sự kết hợp của sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cùng các biện pháp điều trị bệnh đang ngày càng phổ biến trong chữa suy nhược thần kinh. Bởi các sản phẩm này vừa hiệu quả lại vô cùng an toàn đối với sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ.

Có rất nhiều dược liệu giúp an thần trấn tĩnh, cải thiện giấc ngủ nhưng vị thuốc nổi bật nhất đó là hợp hoan bì. Nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã nhận thấy, hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin.

Để hỗ trợ cải thiện tốt hơn cho bệnh nhân, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp hợp hoan bì với các thảo dược có công dụng an thần, cải thiện mất ngủ khác như uất kim, toan táo nhân, ngũ vị tử,... để tạo ra viên nén Kim Thần Khang tiện lợi và đem lại hiệu quả cao.

Kim-Than-Khang-San-pham-tu-nhien-an-toan-lanh-tinh-cho-nguoi-benh-suy-nhuoc-than-kinh.webp

Kim Thần Khang - Sản phẩm tự nhiên an toàn lành tính cho người bệnh suy nhược thần kinh

>>>XEM THÊM: Tổng hợp những cách hay chữa suy nhược thần kinh tốt nhất

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về bệnh suy nhược thần kinh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang bị suy nhược thần kinh hoặc có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh, hãy để lại thông tin ngay bên dưới để được chuyên gia tận tình tư vấn.

Tài liệu tham khảo

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/neurasthenia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1071745/

https://www.merriam-webster.com/dictionary/neurastheni