Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 30% dân số mắc các rối loạn tâm thần, trong đó 1/4 là bệnh trầm cảm. Tự sát do trầm cảm đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người và gieo nỗi đau cho bao gia đình. Cùng tham khảo các thông tin về bệnh và cách chữa trầm cảm hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sớm?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng liên quan đến cảm giác buồn bã và mất hứng thú dai dẳng, do hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng bởi tác động của các yếu tố tâm lý.
Bạn nên cảnh giác khi bản thân có các triệu chứng dưới đây gần như mỗi ngày và kéo dài hơn hai tuần, bởi đó có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm:
- Luôn cảm thấy rầu rĩ, mất hứng thú với các hoạt động vốn có hàng ngày, cảm giác nặng nề khi làm việc, đi đứng chậm chạp, không quan tâm đến sự vật, sự việc xung quanh.
- Mất cảm giác ngon miệng, thay đổi cân nặng đáng kể (tăng hay giảm cân).
- Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc, thức giấc giữa đêm…
- Suy giảm khả năng phân tích, kém tập trung và thiếu quyết đoán.
- Có ý định và hành vi tự sát, muốn chấm dứt cuộc sống, tuyệt vọng không lối thoát.
Tùy theo các dấu hiệu mà trầm cảm được chia làm ba mức độ: Nhẹ, trung bình và nặng. Ở mức độ nhẹ nhất, bạn có thể chỉ cảm thấy tinh thần sa sút kéo dài, trong khi trầm cảm nặng có thể khiến bạn muốn tự tử, không còn tha thiết sống nữa. Do đó, ngay từ khi có các yếu tố trầm cảm nhẹ, bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm kiếm cách điều trị phù hợp.
Bạn cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh trầm cảm
>>>XEM THÊM: Lo âu trầm cảm vì ở mãi trong nhà, làm sao để hết khủng hoảng?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh không thể bỏ qua
Nguyên nhân chính xác gây bệnh trầm cảm hiện chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, để gây nên tình trạng rối loạn trên có sự đóng góp của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Đặc biệt, một số đối tượng nguy cơ sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nhóm người bình thường.
Trầm cảm và những nguyên nhân thường gặp:
- Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn nếu gia đình có người bị trầm cảm hoặc một chứng rối loạn tâm thần khác trước đó.
- Đặc biệt lưu ý đến các chất hóa học và cấu trúc não bộ: Các nhà khoa học nhận thấy hồi hải mã, một vùng quan trọng của não phụ trách lưu trữ ký ức ở người trầm cảm nhỏ hơn so với người bình thường. Hồi hải mã nhỏ hơn đồng nghĩa với việc sẽ có ít thụ thể serotonin hơn. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh kết nối các vùng não có chức năng xử lý cảm xúc. Cùng với sự thiếu hụt serotonin, việc mất cân bằng các hóa chất khác như noradrenaline, adrenaline khiến bạn mất khả năng kiểm soát cảm xúc, dễ rơi vào rối loạn tâm trạng và tăng nguy cơ bị trầm cảm. Nguy hiểm hơn là trầm cảm do nguyên nhân này còn khiến người bệnh dễ bị hoang tưởng và mong muốn tự sát hơn bao giờ hết.
- Tình trạng bệnh lý của bản thân: Các tình trạng làm gia tăng khả năng mắc trầm cảm của bạn có thể kể đến như bệnh mạn tính, mất ngủ, đau đầu kéo dài, bệnh Parkinson, đột quỵ và ung thư.
- Sử dụng chất kích thích hoặc rượu khiến bạn dễ bị trầm cảm hơn.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua của bệnh
Đối tượng nào dễ bị trầm cảm?
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), trầm cảm ở nữ cao gấp hai lần ở nam, nhất là trầm cảm ở phụ nữ đang mang thai và trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, đặc biệt là các nhóm người gặp phải những biến cố làm suy sụp tinh thần như phá sản, bị bỏ rơi, gia đình chia ly, mất người thân, bệnh nan y giai đoạn cuối, những người sống quá nội tâm, khép kín, tự ti về bản thân hay nhóm người thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn…
Ngoài ra, những người bị tổn thương vùng đầu như chấn thương sọ não, mất trí nhớ tạm thời; Những người bị stress, căng thẳng kéo dài, áp lực như học sinh, sinh viên, bác sĩ tuyến đầu chống dịch… đều có nguy cơ cao mắc phải trầm cảm.
Điều trị trầm cảm bằng can thiệp y khoa
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý do đa nguyên nhân, nên việc điều trị cần phối hợp nhiều phương pháp. Trong y học hiện đại, trầm cảm thường được can thiệp thông qua việc dùng thuốc, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu…
Các thuốc chữa bệnh trầm cảm thường được sử dụng
Dùng thuốc trong điều trị trầm cảm là phương pháp phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với tình trạng của từng người, đặc biệt là nhóm bệnh trầm cảm nặng và trung bình. Nhóm bệnh trầm cảm nhẹ thường không được khuyên dùng thuốc mà thay vào đó là các biện pháp khác. Tình trạng bệnh nhân thường sẽ cải thiện sau 1 đến 2 tuần thuốc đạt nồng độ tối ưu.
Nhóm thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay
Lưu ý những tác dụng không mong muốn khi dùng các thuốc này như khô miệng, mờ mắt, buồn nôn, táo bón…
Cách vượt qua trầm cảm nhờ vật lý trị liệu
Một nghiên cứu từ năm 2013 của đại học York, Anh Quốc cho thấy, phương pháp châm cứu kích thích khí huyết lưu thông có hiệu quả trên người trầm cảm tương đương với liệu pháp tâm lý. Thậm chí, khi kết hợp châm cứu và sử dụng thuốc, người bệnh có thể giảm thời gian hồi phục nhanh hơn 3 tháng so với các biện pháp điều trị thông thường.
Vật lý trị liệu trong đông y còn có thể kể đến xoa bóp bấm huyệt, giúp đả thông kinh mạch, tăng giải phóng các hormone, đẩy lùi đau mỏi cơ thể, giúp người bệnh trở nên khoan khoái, dễ chịu, xoa dịu tâm trí và cải thiện tâm trạng, qua đó hỗ trợ khắc phục tình trạng trầm cảm đang đeo đẳng.
Liệu pháp tâm lý cho người trầm cảm
Ông cha thường hay nói “tâm bệnh cần có tâm dược”, chính vì vậy, việc áp dụng tâm lý trị liệu hay còn gọi là “liệu pháp trò chuyện” trong điều trị trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nhẹ đã và đang chứng minh được tính hiệu quả của nó.
Thông qua liệu pháp tâm lý, người bệnh hiểu hơn những gì bản thân muốn và chấp nhận các vấn đề của bản thân, từ đó có thái độ, hành vi khắc phục, tìm kiếm giải pháp để thoát khỏi áp lực hiện hành cũng như tăng khả năng ứng phó. Liệu pháp hành vi nhận thức – hành vi (CBT) và liệu pháp tương tác cá nhân thường được sử dụng hiện nay.
Các phương pháp điều trị dành cho người bị trầm cảm
Vượt qua trầm cảm nhờ biện pháp tự nhiên
Nếu như tác dụng phụ của thuốc tây y có thể làm bạn đắn đo, suy nghĩ thì việc thay đổi lối sống khoa học và sử dụng các thảo dược thiên nhiên là những gợi ý phù hợp cho bạn.
Kim Thần Khang sản phẩm thảo dược thiên nhiên cho người bị trầm cảm
Nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc cho thấy hợp hoan bì có tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin.
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh hay còn được gọi là hormone hạnh phúc, vì vậy sự gia tăng nồng độ chất này sẽ kích thích các cảm xúc vui vẻ, cải thiện tinh thần, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, hợp hoan bì còn giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại nhờ hàm lượng các chất chống oxy hóa cao gấp 6 lần vitamin C.
Các nhà khoa học Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang có chứa hợp hoan bì là thành phần chính kết hợp với các dược liệu có tác dụng an thần, chống mất ngủ như hồng táo, viễn chí, uất kim, toan táo nhân, ngũ vị tử, chiết xuất từ vỏ đậu nành… Kim Thần Khang đem lại tác dụng góp phần tăng cường dưỡng chất tối ưu cho não bộ, đẩy lùi mạnh mẽ và hiệu quả chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh…
Hợp hoan bì – Thảo dược cho những người rối loạn tâm trạng, suy nhược thần kinh
Thay đổi chế độ ăn phù hợp cho người bệnh trầm cảm
Một nghiên cứu năm 2019 của Trung tâm Ung thư quốc gia, Nhật Bản cho thấy, việc ăn nhiều thực phẩm như trái cây, rau xanh, dầu ô liu, omega-3… giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu gợi ý 2 nhóm vitamin đặc biệt có ích trong việc cải thiện những biểu hiện của bệnh, đó là vitamin nhóm B và D.
Theo đó, vitamin B12 và B6 được coi là cứu tinh cho sức khỏe não bộ vì khi nồng độ nhóm vitamin này giảm, người ta nhận thấy các nguy cơ trầm cảm sẽ gia tăng. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia… nếu không muốn tình trạng rối loạn cảm xúc của bản thân trở nên trầm trọng hơn.
Tạm biệt trầm cảm nhờ việc tập luyện thể dục khoa học
Duy trì thói quen tập luyện với mục tiêu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Tập thể dục giúp gia tăng sản xuất endorphins, một loại hormone kiểm soát cảm xúc, qua đó giúp bạn thư thái, cân bằng tâm trạng.
Cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần nhờ luyện tập thể dục
>>>XEM THÊM: Cách vượt qua trầm cảm hiệu quả - cùng người thân đồng hành!
Trên đây là tất tần tật thông tin về bệnh trầm cảm mà bạn không nên bỏ qua. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng rối loạn tâm thần đang rất phổ biến này. Nếu bạn còn có những thắc mắc về bệnh và sản phẩm thiên nhiên an toàn, hiệu quả Kim Thần Khang hãy để lại bình luận hoặc thông tin ở ô bên dưới để được tư vấn nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo
https://www.healthline.com/health/depression/mild-depression
https://www.verywellmind.com/dsm-5-and-diagnosis-of-depression-1066916