Thực tế thì hiện nay đã có khá nhiều cơ sở đủ tiêu chuẩn để khám, chẩn đoán và điều trị chứng bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nếu đang không biết nên khám ở đâu, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những địa chỉ uy tín để bạn đến để khám và điều trị trầm cảm.

 

Bị trầm cảm thì phải đi khám ở đâu?

Bạn cần tìm đến đâu khi có dấu hiệu của trầm cảm?

Nếu bạn đang có bác sĩ riêng hoặc có đóng bảo hiểm tại một cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thì bạn hãy tìm đến đó. Hãy nêu những khó khăn của bạn để được hướng dẫn đến những nơi khám chữa thích hợp hơn. Đó sẽ là điểm dừng đầu tiên của bạn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho chứng trầm cảm.

Dưới đây là những đối tượng và địa điểm sẽ giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị chứng trầm cảm. Cũng nên nhớ rằng bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa của bạn cũng có thể giúp bạn giới thiệu bạn đến một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để điều trị. Những đối tượng bạn nên gặp bao gồm:

Các chuyên gia về tâm thần như bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, hoặc các nhà trị liệu

Các trung tâm y tế tâm thần cộng đồng

Các khoa tâm thần và các phòng khám ngoại trú tại bệnh viện

Phòng khám ngoại trú bệnh viện của Nhà nước

Dịch vụ gia đình/cơ quan xã hội

Phòng khám và cơ sở tư nhân

Khi bị bệnh trầm cảm hoặc có các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm, người bệnh nên mạnh dạn đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Trên thực tế, nhiều người bị bệnh trầm cảm nhưng không biết, hoặc đi khám không đúng bác sĩ chuyên khoa. Thậm chí, nhiều trường hợp người bệnh do hiểu nhầm hoặc tâm lý ngại ngùng mà không đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa Tâm Thần. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng rất phổ biến trong cộng đồng.

Vì vậy, khi cần đi khám bệnh trầm cảm, người bệnh nên mạnh dạn đến với bệnh viện hoặc bác sĩ đúng chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả. Tránh ngại ngần để lâu bệnh thêm trầm trọng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của chính mình và những người xung quanh.

Làm thế nào để tự giúp mình nếu bạn đang có dấu hiệu trầm cảm?

Triệu chứng trầm cảm làm cho người ta cảm thấy kiệt sức, vô giá trị, bất lực, và thất vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực làm cho bệnh nhân muốn bỏ cuộc. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng những quan điểm tiêu cực này là một phần của trầm cảm, và thường không phản ánh chính xác con người bạn. Để ổn định tâm lý, lấy lại động lực cho bản thần thì bạn cần:

Đặt mục tiêu thực tế và đảm nhận trách nhiệm hợp lý.

Chia những công việc lớn thành những công việc nhỏ, đặt ra một số ưu tiên, và làm những gì bạn có thể làm được.

Cố gắng chung sống và tin tưởng vào người khác, nó sẽ tốt hơn là việc bạn chỉ có một mình.

Tham gia các hoạt động mà bạn cảm thấy có chút hứng thú.

Tập thể dục nhẹ nhàng, đi xem phim, tập luyện thể thao, hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

Hãy hy vọng tâm trạng của bạn được cải thiện từ từ chứ không phải ngay lập tức, như vậy sẽ có hiệu quả điều trị cao hơn.

Nên hoãn các quyết định quan trọng cho tới khi nào cơn trầm cảm dừng lại.

Hãy nhớ rằng, suy nghĩ tích cực sẽ thay thế suy nghĩ tiêu cực khi bạn có đáp ứng với điều trị trầm cảm.

Hãy để gia đình và bạn bè giúp đỡ.

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm

Việc điều trị trầm cảm thường phải dùng thuốc tây, tuy nhiên có khá nhiều tác dụng phụ, gây mệt mỏi cho người bệnh. Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm giải pháp an toàn, cho hiệu quả toàn diện. Kế thừa nền tảng của y học cổ truyền, nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra một số vị thuốc thảo dược có lợi cho người bệnh bị trầm cảm, rối loạn tâm thần kinh như: hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh; uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân giúp giải trầm uất, buồn phiền, dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe. Nhằm tạo ra một bước đột phá, cung cấp một giải pháp tối ưu cho người bệnh rối loạn tâm thần kinh, các nhà khoa học đã kết hợp những vị thuốc thảo dược trên và bào chế thành công viên nén mang tên Kim Thần Khang.  

Kim Thần Khang từ khi ra đời đã đem lại tin vui cho nhiều bệnh nhân trầm cảm, điển hình như trường hợp chị Lê Thị Hà (31 tuổi, ấp 4, Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai) người phụ nữ mắc căn bệnh trầm cảm đã hơn 15 năm, nhưng do nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp giờ đây chị đã có gia đình và con đã 3 tuổi.

Hãy dành vài phút để lắng nghe chia sẻ của chị Hà về cách thoát khỏi trầm cảm:


Nếu áp dụng đúng phương pháp, trầm cảm sẽ chữa được khỏi và người bệnh hoàn toàn có thể tái hòa nhập với xã hội. Điều quan trọng là bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời với sự hợp tác tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng. Vậy nên hãy đi khám ngay nếu có biểu hiện của trầm cảm nhé.

Ánh Nhi