“Rối loạn thần kinh thực vật” là cụm từ còn khá xa lạ đối với chúng ta. Khi gặp phải chứng bệnh này, nhiều người tỏ ra lo sợ, và không biết rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì để cải thiện hiệu quả nhất. Thấu hiểu thực tế trên, roiloanloau.co xin gửi đến bạn đọc thông tin hữu ích có trong nội dung bài viết sau. Mời bạn đọc tham khảo!

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động (Autonomic Nervous System – ANS). Để điều hòa chức năng của các cơ quan phải có sự tham gia của hệ thần kinh giao cảm (SANS) và phó giao cảm (PANS). Trong đó, hệ thần kinh giao cảm là hệ thống đáp ứng các kích thích từ bên ngoài, giúp tỉnh táo và làm tăng năng lượng để đối phó với các tình huống cấp bách như: Giúp tim đập nhanh, tăng nhịp thở và trao đổi chất, (trong y học hiện đại gọi là kích thích phản ứng đánh hoặc chạy - fight or flight response).

Ngược lại, hệ thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động hệ thần kinh thực vật, giúp duy trì năng lượng và trở về trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Điển hình như: Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tăng co thắt, thở chậm,... Do đó, khi một trong hai hệ thống này hoạt động quá mạnh hoặc quá yếu, sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn thần kinh thực vật.

>>> Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì? Chuyên gia Trần Quang Đạt phân tích qua video sau:

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Tìm hiểu về các nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật là chìa khóa rút ngắn quá trình điều trị. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu được xếp vào 3 nhóm chính như sau:

-         Rối loạn tâm sinh lý:

Stress, căng thẳng kéo dài, gây áp lực với các dây thần kinh quan trọng của cơ thể, dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

-         Hậu quả của một số bệnh lý

+ Các bệnh do nhiễm virus, sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống…

+ Bệnh đái tháo đường, basedow, cao huyết áp, loét dạ dày – tá tràng, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp…

+ Các bệnh lý thoái hóa thần kinh, parkinson, teo não, mất trí nhớ…

+ Các bệnh lý rối loạn lo âu, trầm cảm, tình trạng căng thẳng kéo dài, kích động ngôn ngữ hành vi, hoang tưởng, ảo giác…

-         Tác dụng phụ của thuốc

+ Các thuốc gây phản ứng hoặc tình trạng dị ứng thuốc.

+ Thuốc điều trị tim mạch, thần kinh, nội tiết…

+ Thuốc gây hội chứng ngoại tháp: Cứng hàm lưỡi, tay chân run, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, khó thở, vã mồ hôi…

+ Thuốc hóa trị ung thư.

>>> Xem thêm: Tại sao xuất hiện triệu chứng mệt mỏi bủn rủn chân tay?

Người bị rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?

Rối loạn thần kinh thực vật kéo dài có thể gây hậu quả nặng nề, khiến người bệnh lạm dụng chất gây nghiện; Mất ngủ; Gặp vấn đề về dạ dày ruột; Đau đầu,... Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia, để điều trị rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần dùng thuốc đặc trị kết hợp với liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, cần hiểu rõ cơ chế và phản ứng của từng loại thuốc trước khi sử dụng. Dưới đây là danh sách các thuốc thường được sử dụng cho người rối loạn thần kinh thực vật:

- Các thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 - 60 phút, tuy nhiên, gây lệ thuộc thuốc nếu dùng kéo dài. Do đó, bác sĩ chỉ dùng thuốc này trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng.

Các thuốc thường dùng nhất gồm: Alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium), clonazepam (klonopin), diazepam (valium) và lorazepam (ativan). Những thuốc này có thể gây hiện tượng lảo đảo, choáng váng và không kiểm soát được hành động. Nếu dùng liều cao trong thời gian dài có thể gây rối loạn trí nhớ.  

- Buspirone (BuSpar): Là một loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Thuốc này phải mất vài tuần mới cải thiện triệu chứng. Tác dụng phụ thường gặp của buspirone là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn sau khi dùng thuốc. Các tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, bồn chồn và mất ngủ. 

- Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là nguyên nhân hình thành rối loạn thần kinh thực vật. Các thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm: Fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

>>> Xem thêm: Tại sao trong người luôn có cảm giác lo lắng bồn chồn? Phân biệt với rối loạn lo âu như thế nào?

Kim Thần Khang tăng cường sức khỏe thần kinh

Hiện nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật còn gặp nhiều khó khăn, hầu như các nhà chuyên môn mới chỉ có cách điều trị triệu chứng. Những thuốc thường dùng chỉ giải quyết được biểu hiện tạm thời, thậm chí gây ra nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe. Do đó, chúng ta cần 1 giải pháp tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, nhằm thiết lập được sự cân bằng trong hệ thần kinh giữa giao cảm và phó giao cảm. Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho tế bào thần kinh, cải thiện tình trạng rối loạn thần kinh thực vật.

Thấu hiểu thực tế trên, các nhà khoa học Việt Nam đã dày công nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang với sự kết hợp từ 8 vị thuốc thảo dược quý, trong đó hợp hoan bì được lựa chọn là thành phần chính, bởi đây là vị thuốc nổi tiếng có tác dụng an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Y học hiện đại đã chứng minh, chiết xuất của hợp hoan bì có tác dụng tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, đặc biệt là tác động trên thụ thể 5- HT1A, từ đó làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp, lo âu. Đồng thời, nhiều bằng chứng cho thấy, dịch chiết vị thuốc này có tác dụng chống oxy hóa gấp 6 lần vitamin C, từ đó chống lại các gốc tự do (là yếu tố gây tổn thương tế bào thần kinh).

Bên cạnh đó, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp độc đáo của các vị thuốc quý như: Viễn chí, ngũ vị tử, táo nhân, uất kim, hồng táo, soy lecithin, nicotinamid (vitamin PP), tác động toàn diện cả vào nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Sản phẩm ra đời đã tạo nên một bước đột phá cho y học nước nhà, là sự lựa chọn hàng đầu cho người mắc rối loạn thần kinh thực vật.

Chia sẻ của người dùng

2 năm ròng rã, anh Phạm Hồng Vinh (sinh năm 1978, ở Tổ 1, ấp Trại Bí, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) “lao đao” đi tìm giải pháp chữa rối loạn thần kinh thực vật do rối loạn lo âu. Tưởng chừng như rơi vào bế tắc, cho đến khi tình cờ biết đến một loại thảo dược quý, cuộc sống anh mới thực sự trở lại bình thường.

>>> Lắng nghe chia sẻ của anh Vinh qua video sau:

>>> Xem thêm: Nhiều người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,… chia sẻ về cách cải thiện bệnh hiệu quả.

Đánh giá chuyên gia

Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Thông giải đáp câu hỏi: “Bị rối loạn thần kinh thực vật sử dụng Kim Thần Khang có hiệu quả không?” qua video sau đây: 

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Kim Thần Khang

Rối loạn thần kinh thực vật kéo dài gây ra nhiều nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Để hạn chế tác dụng phụ do thuốc tây y gây ra, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang mỗi ngày!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về câu hỏi: Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì hay sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước cuộc gọi số: 18006105/ Hotline (Zalo/Viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.