Trầm cảm không chỉ tác động xấu đến cuộc sống người bệnh mà có thể gây nguy hiểm đối với người khác do những suy nghĩ về cái chết, dẫn đến giết người - rồi tự tử, hoặc giết người hàng loạt. Vậy tại sao trầm cảm lại thường đi cùng với những cái chết thương tâm?
Trầm cảm thường đi kèm với những ca tự tử?
Tại sao trầm cảm thường đi kèm với những ca tự tử?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện nay có khoảng 350 triệu người bị trầm cảm, và cứ 20 người có một người đã từng trải qua một lần trầm cảm dù mức độ nặng hay nhẹ. Các rối loạn trầm cảm thường xảy ra khi tuổi đời còn trẻ, làm giảm khả năng lao động và thường dễ tái phát ở những năm về sau.
Trầm cảm ở mức độ nặng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến gánh nặng ngân sách bệnh tật toàn cầu sau tự tử và bệnh tim mạch. Mỗi năm, có khoảng một triệu người tìm đến cái chết do ám ảnh bệnh tật.
BS Phạm Văn Trụ, Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh cho biết, trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với tình trạng giảm khí sắc, mất hứng thú, giảm năng lực ý chí, cảm giác có tội lỗi hay tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống và khả năng tập trung suy nghĩ làm việc kém.
Bệnh nhân buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, cảm thấy cô độc, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, làm việc không xong tới cuối, mặc cảm thua kém, khi rầu rĩ lâu ngày hay nghĩ đến cái chết.
Theo BS Trụ, bệnh nhân hay kèm lo lắng, nặng đầu, đau mỏi vai gáy, ép ngực hồi hộp, tay chân lạnh… Có người có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận.
Các biểu hiện trầm cảm tái diễn nhiều lần và dần trở thành mạn tính, dẫn tới suy giảm đáng kể khả năng tự chăm sóc, hay nghĩ đến việc tự tử. Lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nữ nhiều hơn nam khoảng 2 lần.
Trầm cảm có thể nguy hiểm đối với người khác từ những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự tử. Ví dụ rõ ràng nhất là giết người rồi tự tử và đây là một vấn đề khó khăn trên toàn thế giới. Đó có thể là người mẹ giết con mới sinh (trầm cảm loạn thần sau sinh), thanh thiếu niên giết cha mẹ, giết người cao tuổi, giết người hàng loạt...
Một số hoàn cảnh dễ dẫn tới trầm cảm là những cú sốc tinh thần, sang chấn tâm lý, áp lực công việc học hành, sự nghiệp đổ vỡ, đối diện với những khó khăn quá lớn, bất hòa kéo dài, phụ nữ sau sinh... Người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già.
Người bệnh đôi khi không còn kiểm soát được hành vi của bản thân. Họ nghĩ rằng tự tử là điều duy nhất có thể giải thoát bản thân khỏi những nỗi ám ảnh, những sự đau khổ dằn vặt. Thực tế thì, ý nghĩ tự tử hay hành vi tự tử, làm hại người khác chỉ là một triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.
Lời khuyên cho người trầm cảm!
Người bệnh không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho bạn bè, cho người thân. Khi phát hiện người bị trầm cảm phải trấn an, tìm hiểu, tìm cách quan tâm và giúp đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm sẽ tránh được cơn trầm uất, thất thần quẫn trí. Bệnh nhân trầm cảm cần phải thăm khám nhiều lần để điều trị, theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm.
Bạn bè và người thân trong gia đình là đường dây nối kết và là yếu tố quan trọng trong chữa trị thành công bệnh trầm cảm. Cần hiểu biết về trầm cảm, hỗ trợ điều trị, giúp đỡ trong cuộc sống, duy trì thường xuyên các hoạt động trước kia của người bệnh. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử, đánh giá nghiêm chỉnh về tự tử, ngay từ khi phát hiện bệnh nhân có ý nghĩ muốn chết.
Trên thực tế, có nhiều người, đặc biệt là người trẻ hiện đại, có dấu hiệu biểu hiện của hội chứng trầm cảm. Tuy nhiên, đừng quá bi quan về căn bệnh này, bởi "căn bệnh nào rồi cũng có thuốc chữa".
Điều trị trầm cảm có 2 phương pháp: Bằng thuốc và bằng liệu pháp tâm lý.
Biện pháp tâm lý thực chất là những câu nói trong từng tình huống, giúp hỗ trợ tư duy tích cực, hợp lý hơn để người bệnh không có những suy nghĩ tiêu cực. Đơn giản như việc bỏ thuốc, ai cũng biết là cần phải bỏ nhưng không phải ai cũng bỏ được. Có thể nói đó là thuốc giảm đau tinh thần, người bệnh cần được hướng dẫn, tự tập luyện. Vì vậy, điểm yếu của phương pháp này là đòi hỏi nhiều công sức và thời gian từ cả bệnh nhân lẫn nhà trị liệu so với điều trị bằng thuốc. Nếu thực hiện chính xác, khoảng 75% bệnh nhân có thể thành công với tâm lý trị liệu và hầu như không có khả năng tái phát.
Điều trị bằng thuốc thường hiệu quả, khoảng 65% bệnh nhân điều trị thành công bằng thuốc và khá dễ dàng cho y bác sĩ. Bệnh nhân thường thích điều trị bằng thuốc vì đơn giản, không đòi hỏi nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, khoảng 1/3 bệnh nhân có tác dụng phụ do thuốc như buồn nôn, cảm thấy bồn chồn, lo lắng, hoa mắt, cảm thấy mệt mỏi… Các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian, có thể bác sĩ phải đổi thuốc nếu các tác dụng phụ nhiều và gây khó chịu cho bệnh nhân. Một hạn chế quan trọng nữa là khi dừng uống thuốc, các triệu chứng có thể quay trở lại.
Xu hướng sử dụng thảo dược để cải thiện trầm cảm: Ngăn chặn những cuộc đời phải ra đi trong oan ức
Công tác hỗ trợ, tìm kiếm các biện pháp giúp người bệnh trầm cảm sớm tìm lại niềm vui cuộc sống là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà, toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các giải pháp an toàn cho hiệu quả toàn diện. Kế thừa nền tảng của y học cổ truyền, kết hợp với ứng dụng y học hiện đại, nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra một số vị thuốc thảo dược có lợi cho người bệnh bị trầm cảm, rối loạn tâm thần kinh, như: hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh; uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân: giải trầm uất, buồn phiền, dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe. Nhằm tạo ra một bước đột phá, cung cấp một giải pháp tối ưu cho người bệnh rối loạn tâm thần kinh, các nhà khoa học đã kết hợp những vị thuốc thảo dược trên và bào chế thành công dưới dạng viên nén mang tên Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang từ khi ra đời đã đem lại tin vui cho nhiều bệnh nhân trầm cảm, điển hình như trường hợp chị Lê Thị Hà (31 tuổi, ấp 4, Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai) người phụ nữ mắc căn bệnh trầm cảm đã hơn 15 năm, nhưng do nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp giờ đây chị đã có gia đình và con đã 3 tuổi. Vậy bí quyết gì đã giúp chị vượt qua căn bệnh oái oăm này? Chị cho biết: “Tôi bị trầm cảm, rối loạn lo âu từ khi học cấp 2, cho đến khi tôi lập gia đình, có con căn bệnh vẫn mãi đeo bám. Thời gian này đối với tôi thật sự khổ sở, vì trầm cảm khiến tôi hay đau đầu, mất ngủ, xa lánh mọi người. Không chỉ vậy, tôi mệt mỏi vì phải chịu đựng tác dụng phụ từ thuốc hướng thần trong suốt 10 năm qua: đầu óc lúc nào cũng mơ màng, thiếu tập trung, trí nhớ cũng giảm sút. Đặc biệt từ khi có chồng, sinh con tôi cũng rất sợ hãi vì đọc nhiều thông tin về hậu quả của trầm cảm sau sinh sẽ ảnh hưởng đến con nhưng thời gian này nhờ có bố mẹ, anh chị, bạn bè luôn bênh cạnh quan tâm, động viên nên tôi mới có đủ động lực tiếp tục sống, kiểm soát được suy nghĩ của mình không làm điều gì dại dột và luôn tìm kiếm các giải pháp cho căn bệnh của mình ”. Đến giữa năm 2016, một lần lên mạng tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị cho bệnh của mình, chị biết đến sản phẩm Kim Thần Khang, tìm hiểu về công dụng phù hợp với trường hợp của mình mà lại có nguồn gốc từ thảo dược nên chị quyết định mua ngay về sử dụng. "Tôi dùng Kim Thần Khang đều đặn ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, uống đến 2 tháng và không bỏ thuốc tây. Kỳ lạ thay, nếu như trước kia dùng thuốc tây người tôi mỏi mệt, mất ngủ hoặc ngủ li bì trường diễn, lặp đi lặp lại nhưng khi dùng kết hợp Kim Thần Khang thì cơ thể khỏe, giảm mệt mỏi, căng thẳng, giảm đau đầu, khắc phục suy giảm trí nhớ. Tiếp tục uống 4 tháng thấy sức khỏe ổn, đầu óc minh mẫn, ngủ sâu, ban ngày đi làm tỉnh táo, tự nhiên tôi thấy yêu đời, thích giao tiếp, gần gũi đồng nghiệp, sức khỏe tâm thần hồi phục đến 80-90%, một điều làm tôi hạnh phúc là sau mỗi đợt tái khám bác sĩ đã giảm liều thuốc tây trầm cảm cho tôi, đến nay tôi đã bỏ hoàn toàn thuốc tây”. Hãy dành vài phút để lắng nghe chia sẻ của chị:
Bạn đọc nghi ngờ mình bị trầm cảm, hoặc đang có dấu hiệu rối loạn cảm xúc, căng thẳng nên sử dụng Kim Thần Khang mỗi ngày để sớm có cuộc sống, tinh thần an vui.
Ánh Nhi