Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn gặp ở rất nhiều trẻ em. Tuy tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng nó cũng gây ra những hệ lụy đáng kể cho bản thân trẻ và gia đình. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ em. Mời bạn đọc tham khảo!
Hiểu về trầm cảm ở trẻ em
Trầm cảm là một bệnh lý gây nhiều nguy hiểm cho trẻ em
Chúng ta thường nghĩ rằng, trầm cảm là một bệnh lý xa vời với những đứa trẻ vì những biểu hiện thường bị che lấp bởi sự tăng động, hồn nhiên của trẻ. Tuy nhiên ngay từ nhỏ, trẻ đã có thể bị mắc bệnh này. Trong độ tuổi từ 9 – 12, có đến 12% trẻ bị mắc bệnh lý trầm cảm và con số này đang không ngừng gia tăng.
>>>Xem thêm: 7 bí kíp xua tan nỗi sợ công việc khi bị trầm cảm - Bất ngờ dành cho bạn đọc
Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính như sau:
Do yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ADN là tác nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. 46% các cặp sinh đôi cùng trứng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao hơn gấp 3 lần so với trẻ khác.
Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm ở trẻ
Do yếu tố môi trường: Trẻ em thường học hỏi và bắt chước rất nhanh. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì khả năng trẻ trở thành bản sao của ai khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này cũng đúng với bệnh lý trầm cảm. Ở trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mang bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ việc bố mẹ luôn nằm trên giường, ít nói, ít giao tiếp xã hội,… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ.
Do những chấn thương về tâm lý: Khi có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường như trở nên khép mình, luôn lo lắng và sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý, trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
Trẻ bị chấn thương tâm lý dễ mắc bệnh trầm cảm
Do bạo lực học đường: Khi đi học, trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.
Do áp lực học tập: Đối với trẻ, để có sự phát triển toàn diện thì cần phải dung hòa được 2 yếu tố: Học tập và vui chơi. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ là áp lực ở trường mà còn có những áp lực từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ những mục tiêu quá cao, thời gian học tập nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn, bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng, khiến trẻ không còn tin tưởng vào bản thân, xấu hổ, tự ti. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ.
>>>Xem thêm: Giải mã 7 nguyên nhân không ngờ gây trầm cảm trong xã hội hiện đại
Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ em
Trầm cảm ở trẻ em thường rất khó phát hiện, rất nhiều trường hợp khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng, các bậc cha mẹ mới biết và để ý đến bệnh lý. Do đó, hãy tham khảo các cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ để ngăn chặn những hậu quả khó lường. Cụ thể như sau:
Nhận biết biểu hiện của trẻ: Trẻ thường cố gắng che giấu những vấn đề khiến chúng tổn thương, vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống.
Luôn lắng nghe trẻ: Bậc phụ huynh cần tránh đưa ra nhận xét tiêu cực khi nghe những quan điểm hay vấn đề của trẻ bởi sẽ gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻ.
Thiết lập cho trẻ những thói quen tốt: Gia đình luôn phải tạo cho trẻ những thói quen tốt, những mục tiêu dù nhỏ hay lớn cũng giúp trẻ không bị mất phương hướng khi gặp bất cứ vấn đề nào, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực của bệnh lý trầm cảm.
Đảm bảo đầy đủ vật chất và tinh thần cho trẻ: Những đứa trẻ có gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương, quan tâm và chia sẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm.
Cho trẻ tránh xa những suy nghĩ tiêu cực: Điều này giúp trẻ có khả năng thể hiện bản thân mình, tự tin hơn. Đối với những suy nghĩ sai lệch, cần nhẹ nhàng phân tích để trẻ hiểu chứ k được làm trẻ xấu hổ.
Nhận biết những dấu hiệu của gia đình: Khi trong gia đình có anh hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị là rất cao. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi sát sao và chuẩn bị tinh thần để ngăn chặn bệnh lý này.
>>>Xem thêm: Điểm danh 6 loại thực phẩm khiến trầm cảm thêm tồi tệ - Những lưu ý dành cho bạn
Kim Thần Khang - Giải pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em hiệu quả
Việc điều trị trầm cảm ở trẻ em là tương đối khó khăn vì bệnh khó nhận biết. Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trầm cảm, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để khám toàn diện lâm sàng hoặc cận lâm sàng nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà lựa chọn cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nên kết hợp cho trẻ sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên trong cải thiện tình trạng trầm cảm đang được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, hiệu quả mà nó đem lại. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có thành phần chính từ hợp hoan bì, kết hợp với các dược liệu quý khác như: Viễn chí, táo nhân,... giúp quá trình hỗ trợ điều trị trầm cảm đạt hiệu quả tốt. Sản phẩm có tác dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, giải trừ lo âu, hỗ trợ điều trị trầm cảm, cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm hậu quả của trầm cảm, giúp người mắc trở lại trạng thái tâm lý cân bằng. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc đầy đủ về cả vật chất và tinh thần để trẻ tránh xa những tổn thương tâm lý, được sống trong vòng tay hạnh phúc của gia đình, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Kim Thần Khang với nguồn gốc từ thành phần thảo dược thiên nhiên, nên rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm khi cho trẻ sử dụng.
Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm ở trẻ em hiệu quả
Cảm nhận khách hàng khi cải thiện được trầm cảm thành công
Trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ hãi vô cớ có lẽ là căn bệnh dai dẳng, gây ảnh hưởng không những về sức khỏe mà còn khiến tinh thần người bệnh suy sụp. Đó cũng là câu chuyện của chị Hồ Thị Ngọc Hiếu - SĐT: 0379223614 (thôn Ngọc Tú, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). May mắn thay, nhờ tìm được cách cải thiện bệnh hiệu quả mà cuộc sống vui vẻ đã quay trở lại với chị.
Lắng nghe chia sẻ của chị Hiếu qua video sau:
>>> Xem thêm: Nhiều người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,… chia sẻ về cách cải thiện bệnh hiệu quả.
Chuyên gia đánh giá về tác dụng của Kim Thần Khang
Để hiểu về bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ và các cách nhận biết dấu hiệu bệnh lý trên, mời bạn lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Chương trong video sau:
>>> Xem thêm: Đánh giá của nhiều chuyên gia khác về tác dụng của Kim Thần Khang
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh có những phương pháp, cách thức xử lý kịp thời để ngăn chặn diễn tiến nguy hiểm của bệnh. Bên cạnh đó, để khắc phục và phòng ngừa trầm cảm ở trẻ ngay từ giai đoạn đầu, các bậc cha mẹ hãy lựa chọn Kim Thần Khang cho trẻ sử dụng mỗi ngày nhé!
Bạn đang có dấu hiệu trầm cảm hoặc bị trầm cảm, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
Ngọc Lan