Rối loạn lo âu được biểu hiện bởi tình trạng lo lắng quá mức, điều này gây trở ngại cho các hoạt động trong cuộc sống, công việc và mối quan hệ bình thường. Bản thân chúng ta hoặc người thân, đồng nghiệp có thể nhận thấy sự thay đổi này. Thế nhưng, với một đứa trẻ, làm thế nào người lớn có thể biết được chúng có phải bị rối loạn lo âu hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Làm thế nào để biết trẻ có bị rối loạn lo âu hay không?

Lo âu là một trạng thái tâm lý bình thường ở mọi người và trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Nếu tình trạng này kéo dài và không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến rối loạn lo âu bệnh lý, có thể gây trầm cảm và rối loạn tâm thần thực sự. Và điều khiến bạn phải giật mình đó là theo thống kê có tới 1/8 trẻ gặp phải tình trạng rối loạn lo âu. Độ tuổi thường gặp nhất đó là khi trẻ vào lớp một và trẻ đang trong độ tuổi dậy thì.

 rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu ở trẻ có biểu hiện như thế nào?

Khi trẻ đến tuổi đi mẫu giáo, nỗi sợ khi phải rời xa vòng tay cha mẹ mỗi khi đến lớp khiến trẻ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ. Chúng ta thường chủ quan rằng, chỉ một vài hôm trẻ có thể làm quen và quên đi nỗi sợ hãi. Nhưng đó là với những trẻ có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, còn với một số trẻ, chúng lại lựa chọn phản kháng bằng cách khóc, không nói chuyện và sống khép kín.

Sau đó, sự lo lắng và nỗi sợ hãi sẽ thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trước và trong khi diễn ra những tình huống căng thẳng tạm thời khi trẻ đi học như lúc kiểm tra bài, thuyết trình trước đám đông,… Thông thường, nỗi sợ hãi, lo lắng này sẽ hết và được giải tỏa sau khi những tình huống này qua đi.

Tuy nhiên, với một số trẻ ở tuổi dậy thì – lứa tuổi đang có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, sau khi sự việc qua đi, chúng vẫn bị căng thẳng mặc dù mức độ thấp hơn nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc cộng thêm những căng thẳng trong gia đình, tài chính khiến trẻ luôn có cảm giác sợ hãi và dần dần trở thành bệnh lý rối loạn lo âu. Cảm giác lo lắng đôi khi là một cách mà trẻ phản ứng với những sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, hoặc là trẻ không đủ khả năng đối mặt với một hoặc nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Có rất nhiều loại rối loạn lo âu có thể gặp ở trẻ như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, rối loạn hoảng sợ - một bệnh thường gặp nhất ở trẻ do ám ảnh sợ xã hội hoặc những ám ảnh về những đồ vật, hiện tượng, tình huống có phần đặc thù như sợ màu đỏ, âm thanh sấm, chớp... Dưới đây là những triệu chứng điển hình:

- Trẻ không muốn đến trường

- Khóc, lo sợ, giận dữ hay thậm chí run tay chân, đau bụng, đái dầm… 

- Không tập trung, nhút nhát, thiếu tự tin

- Bị rối loạn giấc ngủ, sợ bóng tối, khó ngủ, hay gặp ác mộng

- Trẻ thường xuyên từ chối các hoạt động của gia đình hoặc xã hội và chỉ thích ở một mình

- Trẻ thường thấy khó chịu nếu phải tuân theo một lịch trình đã được lập sẵn hoặc chỉ thích làm theo ý mình

- Giảm cân hoặc tăng cân đáng kể kèm theo những thay đổi trong hành vi

- Thể hiện sự lo lắng hoặc sợ hãi nhưng hơn mức cần thiết so với mọi người

Bố mẹ cần làm gì khi có con bị rối loạn lo âu?

Trước tiên, bố mẹ cần quan sát và phát hiện các biểu hiện rối loạn lo âu ở trẻ. Việc phát hiện và có hướng điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị triệt để tình trạng này. Đồng thời, cần quan tâm, trò chuyện với trẻ thường xuyên để trẻ có cảm giác an tâm, hỗ trợ trẻ đưa ra phương án gỡ rối những vấn đề trẻ đang gặp phải. Cần khuyến khích động viên trẻ tham gia các hoạt động xã hội, khen ngợi những điểm tích cực ở trẻ giúp trẻ tự tin hơn về bản thân. Tuyệt đối không quát tháo, so bì, hay dọa nạt trẻ. Lựa chọn một môn thể thao phù hợp với trẻ để giúp nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng ở trẻ.

Bước tiếp theo là cần bổ sung dinh dưỡng cho hệ thần kinh từ các sản phẩm thiên nhiên, giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh từ đó làm giảm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, hồi hộp ở trẻ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ mắc trầm cảm hiệu quả cao và quan trọng là an toàn tuyệt đối. Hiện nay, trên thị trường chỉ có một sản phẩm duy nhất có thể đáp ứng được những yêu cầu này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang - sản phẩm duy nhất 100% nguồn gốc thiên nhiên có thành phần chính hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan). Hợp hoan bì là một vị thuốc được các thầy thuốc đông y sử dụng hàng nghìn năm nay để giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh suy nhược thần kinh, trầm cảm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang với thành phần chính là cao hợp hoan bì kết hợp với các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Sản phẩm dùng cho người bị rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm,… Do thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên với các vitamin và dưỡng chất, nên Kim Thần Khang có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ, không gây tương tác với các thuốc khác.

kim thần khang

Sản phẩm Kim Thần Khang 

Hãy lắng nghe chia sẻ của một số người đã từng sử dụng Kim Thần Khang:

Chia sẻ của bà Phùng Thị Năm (Đắc Lắc): Chấm dứt tình trạng mất ngủ 30 năm chỉ sau 5 tháng

Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được rất nhiều phản hồi từ người :  


kim thần khang  

Chuyên gia nói gì về Kim Thần Khang:

Phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Thông về tác dụng của các thành phần trong Kim Thần Khang:

Phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu ở trẻ sẽ giúp điều trị triệt để tình trạng bệnh và ngăn chặn hậu quả nặng nề do bệnh gây ra. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị rối loạn lo âu một cách hiệu quả nhất!

Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006105 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Phương Mai