Rối loạn lo âu hậu Covid 19 là một trong những hội chứng điển hình của người đã từng mắc SAR-CoV-2. Di chứng nguy hiểm này đang là những nỗi lo không của riêng một ai. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng hơn 500 triệu người đã dương tính với loại virus này. Điều đó đồng nghĩa với việc có hàng trăm triệu người đang phải đối mặt với những biến chứng nặng nề hậu Covid. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể tìm được nguyên nhân và giải pháp khắc phục những di chứng này!

Một số di chứng hậu Covid 19 điển hình

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị nhiễm virus SARS-CoV kể cả gặp phải triệu chứng nặng cho đến không có triệu chứng đều có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid rất cao. Ngoài rối loạn lo âu hậu Covid 19, virus corona còn để lại vô vàn biến chứng trên khắp các cơ quan của cơ thể.

Rối loạn lo âu hậu Covid 19

Theo thống kê cho thấy, có gần 50% bệnh nhân bị các hội chứng như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trầm cảm hậu Covid 19.

Những người mắc Covid có triệu chứng nhẹ thường có xu hướng bị di chứng nhiều hơn những người có triệu chứng nặng.

Người bị rối loạn lo âu hậu Covid 19 thường có biểu hiện stress, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, đau đầu và mất cân bằng cảm xúc, dễ cáu gắt. Người bệnh cũng trở nên nhạy cảm hơn, có thể gặp phải trạng thái buồn bã, lo lắng tột độ và có phản ứng gay gắt kể cả khi đối mặt với những vấn đề nhỏ. Bên cạnh đó, khả năng tập trung ở người hậu Covid cũng giảm đi rất nhiều.

Rối loạn giấc ngủ hậu Covid cũng là một nỗi ám ảnh kinh hoàng ở người từng “dương tính”. Người bệnh thường phải đối mặt với tình trạng khó ngủ, thức giấc bất chợt vào nửa đêm hoặc thậm chí có thể phải đối mặt với tình trạng mất ngủ xuyên đêm.

Nếu không sớm cải thiện tình trạng rối loạn lo âu hậu Covid sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Một số trường hợp có thể mắc trầm cảm hậu Covid. Đến khi đó, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

Roi-loan-lo-au-hau-covid-19-la-mot-di-chung-dien-hinh.webp

Rối loạn lo âu hậu Covid 19 là một di chứng điển hình

Suy giảm chức năng hô hấp, khó thở, ho dai dẳng

Một trong những biến chứng điển hình khác của người từng mắc Covid 19 là tình trạng suy giảm chức năng hô hấp. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do virus xâm nhập vào đường thở, làm tổn thương các mô, cơ quan, các tế bào phế nang khiến chúng mất đi khả năng hoạt động bình thường. Việc hít thở của bệnh nhân trở nên khó khăn. Khi phải vận động mạnh, tình trạng khó thở hậu Covid càng biểu hiện rõ ràng hơn.

Với những bệnh nhân đã bị mắc các bệnh lý về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì hậu Covid sẽ thực sự đáng quan ngại. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ, bệnh nhân hậu Covid 19 có các bệnh lý nền như COPD có tỷ lệ tử vong cao do triệu chứng tắc nghẽn đường thở nặng nề hơn.

Virus xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến đường thở bị kích ứng và gây tình trạng ho kéo dài. Mặc dù kết quả xét nghiệm test nhanh hay PCR âm tính nhưng những người hậu Covid vẫn có thể gặp tình trạng ho dai dẳng. Nguyên nhân bởi lượng virus trong cơ thể vẫn còn nhưng ít hoặc các độc tố mà virus tiết ra vẫn lưu lại trong đường hô hấp. Chúng sẽ kích thích cơ thể tiết ra các chất trung gian hoá học gây ho kéo dài.

Sau-khi-khoi-benh-nguoi-hau-covid-van-co-trieu-chung-ho-dai-dang.webp

Sau khi khỏi bệnh, người hậu Covid vẫn có triệu chứng ho dai dẳng

>>>XEM THÊM: Tổng quan về rối loạn lo âu và cách chữa trị hiệu quả!

Suy giảm chức năng một số cơ quan khác

Bên cạnh việc suy giảm chức năng não bộ hay cơ quan hô hấp, coronavirus còn khiến cho một số cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng.

Nhiều người hậu Covid thường có triệu chứng đau nhức cơ, mệt mỏi và tê bì tay chân, thiếu máu.

Bên cạnh đó, chức năng tim mạch ở người hậu Covid cũng bị suy giảm đáng kể. Một số bệnh nhân có biểu hiện nhịp tim nhanh, đau thắt ngực. Hậu covid cũng khiến nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao.

Trong một số trường hợp, chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm. Nhiều bệnh nhân hậu Covid phản ánh rằng, họ gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần, rối loạn tiểu tiện hoặc thậm chí là tiểu tiện không tự chủ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu hậu Covid

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn lo âu hậu Covid ở người bệnh là do chấn động tâm lý. Người bệnh thường có xu hướng lo sợ, ám ảnh về những tác hại mà virus mang lại. Điều này đã vô tình khiến tâm lý người bệnh trở nên bất ổn, lâu dần gây ra các rối loạn lo âu.

Bên cạnh đó, sự gián đoạn nhịp sinh học trong quá trình bị nhiễm SARS-CoV đã làm giảm chất lượng giấc ngủ. Lâu dần dẫn đến mất ngủ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng.

Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, suy giảm miễn dịch cơ thể do nhiễm Covid đã góp phần làm phá huỷ các cơ quan tạo máu và cung cấp máu cho não bộ. Không những thế, sự suy giảm chức năng phổi khiến hoạt động hô hấp giảm sút đã không đủ cung cấp oxy cho cơ quan thần kinh. Việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng như thiếu oxy cung cấp cho các tế bào sẽ khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả. Từ đó gây căng thẳng thần kinh và rối loạn lo âu.

Bình thường serotonin thường được tái hấp thu bởi các tế bào thần kinh. Hormone này có vai trò cân bằng cảm xúc. Khi chức năng thần kinh bị rối loạn, quá trình tái hấp thu serotonin có thể diễn ra nhanh hơn đồng thời não bộ cũng giảm tiết serotonin tự nhiên. Do đó gây ra tình trạng mất cân bằng cảm xúc, thay đổi tâm trạng, làm tăng cảm giác lo âu sợ hãi.

Thieu-hut-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-chinh-gay-roi-loan-lo-au-hau-covid.webp

Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn lo âu hậu Covid

>>>XEM THÊM: 4 dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu xã hội không thể bỏ qua.

Cách điều trị rối loạn lo âu hậu Covid 19 hiệu quả

Điều trị di chứng hậu Covid vẫn luôn là vấn đề cấp bách. Những biến chứng mà coronavirus để lại không chỉ nặng nề mà còn rất khó điều trị. Mời bạn đọc tham khảo một số biện pháp sau đây để điều trị rối loạn lo âu hậu covid 19 hiệu quả.

Cân bằng cuộc sống, vận động thường xuyên, tập thở cải thiện chức năng hô hấp

Việc lập một thời gian biểu phù hợp và khoa học là vô cùng cần thiết để lấy lại sự cân bằng cuộc sống cho người hậu Covid. Bạn nên lập ra cho mình một lịch trình cố định và thực hiện theo nó để giúp cơ thể làm quen với “đồng hồ sinh học” mới. Điều quan trọng nhất là nên thiết lập thời gian ngủ cố định và duy trì nó hàng ngày để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Bạn cũng nên bỏ thói quen lướt mạng xã hội và rời xa màn hình điện thoại ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn.

Vận động thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn khiến tinh thần phấn chấn hơn rất nhiều. Những hoạt động thể thao sẽ giúp cơ thể tăng tiết serotonin, cân bằng cảm xúc. Từ đó có thể điều chỉnh tâm trạng và giảm nhẹ triệu chứng rối loạn lo âu hậu Covid. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chú ý vận động nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức do cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn.

Người hậu Covid 19 thường có biểu hiện khó thở. Chính vì vậy, những bài tập thở sẽ rất hiệu quả đối với những trường hợp này. Bạn có thể tập thở theo nguyên tắc thở "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài". Theo Bộ y tế khuyến cáo, người hậu covid có thể tập thở theo những cách như: Thở bằng cơ hoành, thở mím môi hay thở chu kỳ chủ động.

Nhung-bai-tap-tho-la-khong-the-thieu-doi-voi-nguoi-hau-covid.webp

Những bài tập thở là không thể thiếu đối với người hậu Covid

Sử dụng các thuốc điều trị rối loạn lo âu hậu Covid

Một số trường hợp bị rối loạn lo âu hậu Covid ở mức độ nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể được kê đơn sử dụng một số loại thuốc phổ biến trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu như thuốc tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin - norepinephrine hay các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm này thường có rất nhiều tác dụng phụ. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy giảm thị lực, nhìn mờ, suy giảm chức năng tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón, khô miệng. Bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng choáng váng, tụt huyết áp tư thế đứng, cân nặng mất kiểm soát hoặc gặp các rối loạn chức năng sinh dục.

Chính vì thế, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc chống rối loạn lo âu trong những trường hợp thực sự cần thiết để tránh gặp phải những tác dụng không đáng có.

Sử dụng thêm sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang

Các sản phẩm thảo dược được cho là khá an toàn và lành tính đối với cơ thể con người. Người mắc rối loạn lo âu hậu Covid ở mức độ nhẹ có thể lựa chọn các sản phẩm thảo dược thiên nhiên thay vì những loại thuốc chống trầm cảm để có thể hạn chế được những tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Một số thảo dược như hợp hoan bì được cho là khá hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh về thần kinh, đặc biệt là rối loạn lo âu. Dược liệu này đã được nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc nhận định là có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho các tế bào não bộ, giúp cân bằng nồng độ serotonin trong cơ thể. Từ đó giúp người mắc rối loạn lo âu hậu Covid lấy lại cảm xúc tích cực.

Tại Việt Nam hiện nay đã có giải pháp thảo dược hiệu quả với chứng rối loạn lo âu hậu Covid đó là Kim Thần Khang. Kim Thần Khang là sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với 1 số vị dược liệu dưỡng tâm, an thần nổi tiếng như: Uất kim, viễn chí, táo nhân, hồng táo, soy lecithin, ngũ vị tử... Sản phẩm giúp tăng cường sức khoẻ thần kinh mạnh mẽ, từ đó giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, căng thẳng, lo lắng trong thời kì dịch bệnh.

kim-than-khang-la-giai-phap-hieu-qua-danh-cho-nguoi-tram-cam.webp

Kim Thần Khang có hợp hoan bì là thành phần chính có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu hậu Covid

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng rối loạn lo âu hậu Covid. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn.

Tài liệu tham khảo: