Hiện nay, rối loạn lo âu là một căn bệnh khá phổ biến. Những triệu chứng như bồn chồn, khó tập trung hay khó ngủ có thể là biểu hiện của căn bệnh này. Tuy nhiên nhiều người vẫn khá chủ quan nên có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và gây những biến chứng khó lường. Vậy rối loạn lo âu là gì? Làm sao để phát hiện kịp thời và điều trị bệnh đúng lúc? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây!

Tổng quát về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu (tên tiếng anh: Anxiety Disorders) là một loại rối loạn sức khỏe tâm thần gây ra lo lắng, bất an, sợ hãi một cách thường xuyên và quá độ. Những cảm giác này có thể diễn biến ngày càng nặng hơn và kéo dài gây cản trở các hoạt động hàng ngày.

Rối loạn lo âu được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: 

- Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Lo lắng, căng thẳng tột độ ngay cả khi thực tế không có những mối nguy hại đe dọa đến bạn. Chúng xuất hiện mỗi ngày, mỗi giờ, chuyển từ nỗi lo này sang nỗi lo khác và không thể kết thúc.

- Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội): Lo lắng về việc người khác đánh giá mình, lo sợ rằng mình sẽ bị chế giễu nên bạn thường có xu hướng thu mình, đề phòng người khác, ngại giao tiếp xã hội và lẩn tránh các mối quan hệ.

- Rối loạn hoảng sợ: Xuất hiện khi bạn có những cơn hoảng sợ, nỗi sợ hãi dữ dội và đột ngột. Chúng khiến bạn cảm giác như bị những cơn đau tim tấn công và muốn “phát điên”.

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) bao gồm 3 yếu tố chính là ám ảnh, cảm xúc và hành vi cưỡng chế tạm thời. Đây là một rối loạn tâm thần lặp đi lặp lại những suy nghĩ và hành động không mong muốn.

- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Xảy ra khi bạn trải qua hoặc chứng kiến một sự việc đáng sợ đe dọa tính mạng nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc điều chỉnh tâm lý.

- Rối loạn lo âu phân ly: Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên khi lo lắng về việc phải xa bố mẹ không được gặp lại.

Các triệu chứng rối loạn lo âu khác nhau tùy thuộc vào loại mà bạn mắc phải, một người có thể mắc cùng lúc nhiều loại rối loạn lo âu. Tuy nhiên, bệnh vẫn có những triệu chứng chung về thân thể, tâm thần và hành vi như: Toát mồ hôi, tay lạnh, khô miệng, buồn nôn, tim đập nhanh, hụt hơi, cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi và bất an, gặp ác mộng, suy nghĩ ám ảnh không thể kiểm soát, khó bình tĩnh, khó ngủ, rửa tay nhiều lần…

Nguyên nhân rối loạn lo âu được cho rằng đó là sự kết hợp của các yếu tố mất cân bằng hóa học, di truyền và yếu tố môi trường, đôi khi nguyên nhân cũng có thể là do sử dụng rượu quá nhiều và các chất gây nghiện. Đặc biệt, theo các chuyên gia, rối loạn âu lo âu là một dạng của rối loạn tâm thần mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc não bộ thiếu hụt serotonin và dưỡng chất.

Roi-loan-lo-au-co-bieu-hien-dien-hinh-la-lo-lang-bat-an-so-hai-mot-cach-thuong-xuyen-va-qua-do.webp

Rối loạn lo âu có biểu hiện điển hình là lo lắng, bất an, sợ hãi một cách thường xuyên và quá độ

>>>XEM THÊM: Hơn 80% người bị rối loạn lo âu cứ tưởng mình bị bệnh giả vờ!

Rối loạn lo âu nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn lo âu không chỉ nguy hiểm về mặt tinh thần mà còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch và hệ hô hấp.

Không chỉ là những tác hại đơn thuần, rối loạn lo âu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm đến cả tính mạng như nhồi máu cơ tim, làm tăng nguy cơ biến cố mạch vành.

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả cao

Rối loạn lo âu có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, cũng có thể kéo dài cả ngày, thậm chí đến cả năm gây khó khăn trong cuộc sống. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, hiện nay đã có một số phương pháp giúp cải thiện hiệu quả căn bệnh này.

Các thuốc điều trị rối loạn lo âu hiện nay 

Thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn lo âu nhưng có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng, khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

Một số loại thuốc điều trị rối loạn lo âu bao gồm: 

- Thuốc chống lo âu (benzodiazepine): Giảm lo lắng và hoảng sợ, có tác dụng tức thời.

- Thuốc chống trầm cảm: Điều chỉnh não bộ, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Thuốc sẽ cần thời gian nhất định để phát huy tác dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng sử dụng loại thuốc này.

- Thuốc chẹn beta: Thuốc này thường được sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp, có thể giúp giảm nhịp tim và chứng run chân tay.

Lưu ý: Việc dùng thuốc cần có sự chỉ dẫn và kê đơn liều lượng phù hợp của bác sĩ, bạn không được sử dụng tùy tiện để tránh gây ra tác dụng phụ đáng tiếc.

Co-rat-nhieu-loai-thuoc-giup-cai-thien-benh-roi-loan-lo-au.webp

Có rất nhiều loại thuốc giúp cải thiện bệnh rối loạn lo âu

Liệu pháp tâm lý

Phương pháp này giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần bằng cách tư vấn tâm lý, nói chuyện thông qua các chiến lược có kế hoạch.

Liệu pháp tâm lý tiếp cận người bệnh chủ yếu bằng 2 phương pháp:

- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị các chứng rối loạn lo âu. CBT giúp bạn nhận dạng các kiểu suy nghĩ và hành vi dẫn đến cảm giác lo lắng, sợ hãi. Dựa vào đó, bạn sẽ hành động để ngăn chặn và thay đổi chúng.

- Liệu pháp phơi nhiễm: Tập trung vào việc giải quyết nỗi sợ đằng sau chứng rối loạn lo âu, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân đối diện tự nhiên với nỗi sợ hãi của chính mình bằng cách tiếp xúc tưởng tượng, tiếp xúc in vivo (là phương pháp tiếp xúc từ tận sâu bên trong, bệnh nhân sẽ đối mặt với tình huống và đối tượng gây lo lắng trong hiện thực cuộc sống) và tiếp xúc thực tế ảo.

Tâm lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa rối loạn lo âu hiệu quả.webp

Tâm lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa rối loạn lo âu hiệu quả

Thiết lập lối sống tích cực, lành mạnh

Lối sống tích cực cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện rối loạn lo âu. Bạn nên loại bỏ những thói quen xấu và thiết lập một lối sống khoa học cho bản thân như:

- Ngủ đủ giấc - đúng giờ để có một giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể nạp đủ năng lượng và làm tinh thần phấn chấn hơn, giảm căng thẳng stress, tăng hiệu suất công việc.

- Nhìn vào khía cạnh tích cực trong mọi vấn đề giúp bạn tìm ra hướng đi, không để bản thân rơi vào bế tắc sinh lo lắng bất an.

- Tự tin khiến cho bản thân đón nhận thêm nhiều năng lượng tích cực giúp tinh thần được thoải mái.

Thảo dược tự nhiên cải thiện rối loạn lo âu

Hợp hoan bì là một loại thảo dược tự nhiên quý giá, có tác dụng trong điều trị rối loạn lo âu được áp dụng từ xa xưa. Hiện nay, với nền y học phát triển kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hợp hoan bì dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe thay cho hợp hoan bì tự nhiên mà không cần lo ngại đến tác dụng phụ. Nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015 đã nhận thấy hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin.

Bên cạnh hợp hoan bì, các dược liệu táo nhân, uất kim, hồng táo hay viễn chí cũng đều là những thảo dược tự nhiên vô cùng tốt để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu an toàn, hiệu quả. 

Hop-hoan-bi-la-thao-duoc-co-tac-dung-rat-tot-trong-viec-tang-cuong-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin.webp

Hợp hoan bì là thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin

Giảm căng thẳng stress

Làm những việc yêu thích hoặc tạo ra sự yêu thích trong công việc mình làm khiến cho bản thân bạn cảm thấy tích cực hơn, giảm căng thẳng stress hiệu quả.

Một số cách giúp tinh thần phấn chấn giảm căng thẳng đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà đó là nghe nhạc, xông phòng với nến thơm, ngâm mình trong nước ấm và tinh dầu, hít thở sâu, đọc những mẩu truyện hài hước, làm việc tốt…

Tập thể dục thường xuyên cũng là cách tốt để loại bỏ căng thẳng. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh hormone endorphin, đồng thời làm giảm hormone căng thẳng cortisol giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn lo âu

Bạn có thể tham khảo thêm một số vấn đề liên quan đến bệnh rối loạn lo âu sau đây:

Rối loạn lo âu nên ăn gì?

Thực phẩm cho người rối loạn lo âu bao gồm: Các loại rau củ quả giàu vitamin nhóm B, axit folic, omega 3, những loại rau xanh như cải xoăn hay cải bó xôi, quả bơ, gạo lứt, nghệ…

Thêm vào đó, người bệnh cần tránh những thực phẩm có chứa caffeine, chất gây nghiện và đồ uống có cồn.

Rối loạn lo âu có phải trầm cảm không?

Rối loạn lo âu và trầm cảm là 2 bệnh riêng biệt nhưng có mối liên quan mật thiết. Rối loạn lo âu có thể gây ra căng thẳng thần kinh quá mức làm tổn hại đến não bộ và cơ thể dẫn đến trầm cảm. Rối loạn lo âu và trầm cảm là 2 căn bệnh song song thường cùng tồn tại hoặc 1 trong 2 sẽ là hệ quả dẫn đến bệnh còn lại.

Roi-loan-lo-au-va-tram-cam-la-2-loai-benh-khac-nhau.webp

Rối loạn lo âu và trầm cảm là 2 loại bệnh khác nhau

Nhìn chung, rối loạn lo âu là bệnh nguy hiểm gây cản trở khả năng hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh rối loạn lo âu có thể phục hồi. Các phương pháp điều trị căn bệnh này rất đa dạng từ liệu pháp đông, tây y đến liệu pháp tâm lý.

>>>XEM THÊM: Nên đi khám và điều trị rối loạn lo âu ở đâu là tốt nhất?

Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để chiến thắng rối loạn lo âu. Nếu bạn còn bất cứ lo ngại hay băn khoăn nào, vui lòng để lại bình luận phía dưới để nhận được hỗ trợ tốt nhất từ chuyên gia.
Tài liệu tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9536-anxiety-disorders

https://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/anxiety-disorders

https://www.healthline.com/health/anxiety/effects-on-body#Immune-system