Chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là một nỗi ám ảnh về tình huống, thường bắt đầu bằng cảm giác lo lắng và sợ hãi tột độ khi ở trong không gian hẹp hoặc ở chốn đông người. Đây là một vấn đề phổ biến của bệnh rối loạn lo âu, bạn đọc cùng tìm hiểu để đối phó với triệu chứng bệnh
Hoảng sợ không gian hẹp, triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn lo âu
Chứng sợ không gian hẹp là một trong số những nỗi ám ảnh phổ biến nhất. Nếu bạn mắc phải chứng sợ không gian hẹp, bạn sẽ cảm thấy hoảng loạn, mặc dù bản thân chứng sợ không gian hẹp không phải là một rối loạn hoảng loạn. Đối với một số người, chứng sợ không gian hẹp có thể tự biến mất, nhưng với một số người khác, có thể sẽ cần được trị liệu để đối phó với các triệu chứng bệnh.
Chứng sợ không gian hẹp là triệu chứng phổ biến ở người rối loạn lo âu
Triệu chứng của chứng sợ không gian hẹp sẽ xuất hiện sau khi tiếp xúc với không gian hẹp, ví dụ như ở trong phòng đóng kín hoặc ở nơi đông người. Các triệu chứng của chứng sợ không gian hẹp bao gồm:
- Vã mồ hôi
- Run sợ
- Bốc hỏa
- Cảm thấy căng thẳng hoặc sợ hãi tột độ
- Cảm thấy lo lắng
- Thở dốc, khó thở
- Tim đập nhanh
- Tăng thông khí phổi
- Đau tức ngực
- Buồn nôn
- Chóng mặt nhẹ hoặc ngất
- Bị lú lẫn, mất phương hướng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra chứng sợ không gian hẹp hiện vẫn chưa được biết rõ. Các yếu tố môi trường có thể đóng một phần rất quan trọng. Mọi người thường sẽ mắc phải chứng sợ không gian hẹp trong thời kỳ thơ ấu hoặc niên thiếu.
Chứng sợ không gian hẹp có thể liên quan đến các rối loạn chức năng hạch hạnh nhân – một phần của não bộ kiểm soát sự sợ hãi. Nỗi ám ảnh về không gian hẹp có thể có nguồn gốc từ một sự kiện chấn động trong cuộc đời, ví dụ:
- Bị mắc kẹt tại một nơi chật hẹp hoặc tại chỗ đông người trong khoảng thời gian rất dài
- Trải qua các biến động khi đi máy bay
- Bị phạt bằng hình thức khóa trái trong một không gian hẹp, ví dụ như ở trong phòng
- Bị mắc kẹt trong một phương tiện công cộng đông người
- Bị vô tình bỏ quên trong một không gian hẹp, ví dụ như tủ quần áo
Bạn cũng sẽ dễ mắc phải chứng sợ không gian hẹp nếu bạn lớn lên cùng cha, mẹ hoặc thành viên trong gia đình cũng mắc phải chứng bệnh này. Nếu trẻ nhỏ nhìn thấy người thân trở nên sợ hãi bởi một không gian khép kín, nhỏ hẹp, chúng cũng sẽ bắt đầu có nỗi sợ hãi và lo lắng trong hoàn cảnh tương tự.
Mẹo kiểm soát chứng sợ không gian hẹp
Rất nhiều người mắc chứng bệnh này sẽ tránh các tình huống, không gian gây ra rối loạn của họ. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài bởi bạn hoàn toàn có thể bị sợ hãi bởi những tình huống không thể tránh được. Có rất nhiều cách giúp bạn đối phó với rối loạn này:
- Hít thở sâu, chậm, trong lúc đếm từ 1 đến 3 với mỗi hơi thở
- Tập trung suy nghĩ về một điều gì đó an toàn
- Tự nhắc nhở mình rằng nỗi sợ hãi của bạn sẽ qua đi
- Tưởng tượng và tập trung vào một nơi hoặc một khoảnh khắc nào đó khiến bạn bình tĩnh
Chia sẽ kinh nghiệm đẩy lùi chứng hoảng sợ ở bệnh nhân rối loạn lo âu.
Điều trị rối loạn lo âu ngoài dùng thuốc thì cần cải thiện chế độ sinh hoạt, tâm lý giúp phòng ngừa tái phát. Hãy dành vài phút xem đoạn video dưới đây:
Thu Phong
như kém. Chị uống thảo dược KIM THẦN KHANG , sản phẩm này giúp cân bằng lại chất dẫn truyền xung động thần kinh, giải trầm uất, dưỡng tâm, an thần từ đó cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ lung tung,không còn sợ sệt và hoảng loạn cho bạn giấc ngủ sâu và không bị mơ màng nữa và trở về bình thường. Để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp,chị có thể liên hệ số điện thoại MIỄN CƯỚC 18006105 hoặc bạn cũng có thể kết bạn zalo số 0902207739 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhất. Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!