Mục tiêu điều trị quan trọng nhất ở người bị rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc là trấn tĩnh hệ thần kinh, dưỡng tâm, an thần. Thiền định, chánh niệm cho đến nay được xem là giải pháp giúp thư thái thần kinh, giảm lo âu, định tâm tuyệt vời nhất. 

Thiền định, chánh niệm giúp ích cho người rối loạn lo âu

Vai trò của thiền chánh niệm trong điều trị rối loạn lo âu

Đã có hàng trăm các bài khảo cứu khoa học cho thấy những lợi ích mà Thiền Định và Chánh Niệm đem đến cho các bệnh tâm thần hoặc thể xác như chứng đau kinh niên, căng thẳng (stress), trầm cảm (depression), lo sợ (anxiety), bệnh da vẩy nến (psoriasis) và cả cho bệnh ung thư v.v…

Chánh Niệm là gì?
Chánh Niệm là tập trung tâm trên một đề mục cố định (cụ thể như nhìn ngọn nến, hoặc trừu tượng như niệm chú) giúp cho tâm được tạm thời an lạc và có thể đạt tới nhiều tầng thiền cao. Chánh Niệm có đặc tính chú tâm đến những gì đang xảy ra trong hiện tại, một cách không phê phán hoặc so sánh, để thấy nó thật sự ra sao. Chánh niệm liên hệ tới sự kiên nhẫn và chịu đựng, không bám víu đến cái mình thích hay tránh né cái mình không thích. Chánh Niệm làm tan biến những rối loạn tâm lý như ham muốn, lo sợ, giận dữ v.v… và nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh.
Chánh Niệm có thể được xây dựng trên bốn nền tảng được gọi là bốn lãnh vực chánh niệm. Bốn lãnh vực này là: thân, thọ, tâm và pháp (đối tượng tâm).

- Thân gồm có hơi thở, tư thế, động tác và cảm giác trong cơ thể, thuộc về tứ đại: đất (cứng hay nặng), nước (lỏng hay rắn), gió (chuyển động, đứng yên) và lửa (nóng hoặc lạnh).

- Thọ gồm cảm nghiệm dễ chịu, khó chịu hoặc trung hoà.

-  Tâm gồm ý nghĩ, cảm xúc và ý thức.

-  Pháp gồm tất cả các đối tượng khác, thường là thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc giác.
Chánh Niệm chỉ để ý tới bản chất mà không quan tâm đến hình thức và quan niệm. Ví dụ như “lưng tôi đau” là một quan niệm mà Chánh Niệm chỉ nhận thức một cách đơn giản là cứng/căng/nóng v.v… hoặc chỉ là “sự khó chịu” mà không có cái “tôi“ trong đó.
Chánh Niệm không những có thể được thực tập một cách chánh thức bằng cách thiền tọa hoặc thiền hành, mà cũng được áp dụng không chánh thức trong mọi hoạt động trong ngày.
Chánh niệm cho ta thấy thực chất của mọi hiện tượng. Nó giúp ta hành động một cách sáng suốt thay vì phản ứng trong vô cảm, do đó cuộc sống ta trở nên bớt căng thẳng và thêm an lạc.

Bài tập thực hành thiền chánh niệm
Chuẩn bị mặt tâm lý: Bạn nên có thái độ thích hợp khi hành thiền: nên thư thả, không có ý mong cầu điều gì sẽ xảy ra, tôn trọng mọi đối tượng chánh niệm ngang nhau, dù chúng là dễ chịu hay khó chịu, tốt hay xấu. Hảy bỏ đi mọi ý nghĩ về quá khứ hay tương lai mà chỉ quan tâm đến hiện tại. Sự cố gắng trong hành thiền là thả lỏng cơ thể một cách thoải mái, một sự tìm tòi học hỏi thay vì cố gắng thái quá hay căng thẳng.

Thiền tọa: Tìm một chỗ tương đối yên tịnh. Bạn có thể ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế, lưng cho thẳng nhưng không cứng ngắc. Mắt nhắm thư thả. Bắt đầu bằng cách để ý đến tư thế của bạn: lưng thẳng đứng, áp suất ở mông (mềm hay cứng), ấm hay lạnh. Sau đó chú ý đến cảm giác của hơi thở tại vành mũi (ra/vào) hay bụng (phồng/xẹp): không để ý đến hình dáng của bụng hay khái niệm “hơi thở của tôi” mà chỉ biết đến sự chuyển động, căng/xẹp, rung động hay nóng/lạnh. Bạn nhớ thở một cách bình thường. Nếu tiếng động làm bạn chú ý thì dùng nó làm đối tượng, cảm nhận sự rung động tại màng nhĩ mà không tìm nghĩ về nguồn gốc của tiếng động này (còi xe v.v…). Nhớ không chống đối hoặc phê phán. Nếu bạn lạc trong ý nghĩ, khi ý thức được thì chỉ ghi nhận là “suy nghĩ” mà không phê phán, từ tốn trở lại hơi thở. Một cảm giác khó chịu như đau hay ngứa sẽ đến với bạn: hãy tìm hiểu một cách khách quan, quan sát cảm giác này xem thực chất nó là cứng, nặng hay căng, nóng v.v… thay vì “lưng tôi đau” hay “chân tôi ngứa”.
Như vậy chánh niệm không để bất cứ điều gì chi phối mà trái lại dùng chúng làm đối tượng.

Thiền hành: Tìm một khoảng trống để đi được độ mười đến hai mươi bước. Đi từ đầu này đến đầu kia rồi quay lại. Đi thư thả, bắt đầu bằng tốc độ bình thường rồi chậm dần. Với tốc độ hường, bạn chú ý đến “bước”. Khi đi chậm hơn thì hai động tác là giở lên (giở) và đặt xuống (đạp). Khi đi chậm nữa thì để ý đến “giở”, “bước” và “đạp”. Lúc đến cuối đường thì để ý đến “dừng” “đứng”, “quay” “bước” v.v… Đừng nhìn xuống chân hay nhìn quanh quẩn mà chỉ nhìn trước vài bước chỗ mình đi. Cũng như  trong thiền tọa, bạn chỉ để ý đến cảm giác di động, nặng nhẹ hay cứng mềm v.v… thay vì hình dáng của chân hay “tôi đang đi”. Nếu lạc trong ý nghĩ thì cũng ghi nhận rồi trở lại cảm giác của chân bước.

Chánh niệm trong ngày: Ngoài buổi thiền toạ hay thiền hành chánh thức, bạn cũng cố gắng ý thức về tất cả những gì xảy ra từ lúc thức dậy đến lúc chợp mắt ngủ: mọi động tác, cảm giác và ý nghĩ, cảm xúc, thích hay không thích v.v... Bắt đầu bằng một động tác như đưa tay ra, thêm mỗi ngày một động tác mới để chánh niệm như mặc quần áo, tắm rửa v.v… Nhớ thường xuyên tự nhắc xem bạn có đang ý thức được gì đang xảy ra không và nhớ thái độ thích hợp đã nói ở trên.

Kết hợp sử dụng thảo dược giúp đẩy lùi rối loạn lo âu toàn diện

Đối với bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt và các rối loạn lưỡng cực sự phối hợp trị liệu tâm lý với điều trị thuốc tỏ ra có hiệu quả. Thuốc chống trầm cảm có thể nâng trạng thái cảm xúc, giúp người bệnh tham gia tích cực hơn vào quá trình trị liệu và đưa đến kết quả tốt hơn. Tuy nhiên đa phần các loại thuốc hướng thần, chống trầm cảm có liệu trình điều trị dài, gây ra nhiều tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc. Đó là điều khiến nhiều bệnh nhân và bác sĩ bất an, luôn mong muốn tìm một giải pháp an toàn và hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, sản phẩm Kim Thần Khang có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược ra đời, là bước đột phá đem lại tin vui cho nhiều người bệnh.

 

Kim Thần Khang là sản phẩm được kết hợp từ 8 vị thuốc quý bào gồm: Hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh; Uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân: dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; Viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; Soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe.  Vậy sự kết hợp này đã đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm. Bạn đọc cùng xem phân tích của bác sĩ Nguyễn Hoàng Lan về vai trò Kim Thần Khang.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các bệnh nhân đã đẩy lùi bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ, trầm cảm TẠI ĐÂY.

Bạn đọc có thể liên hệ theo số 0916 7575 47 để được tư vấn, gỡ rối cho vấn đề sức khỏe tâm thần kinh của bạn.

Thủy Tiên