Các cuộc tấn công hoảng loạn của chứng rối loạn lo âu và các cơn đau tim có thể có những điểm tương đồng khiến chúng ta khó mà phân biệt được như: Thở dốc, đánh trống ngực, đau ngực, chóng mặt, hoa mắt, cảm giác mơ hồ, tê tay chân, toát mồ hôi, ngất và run. Một số người mô tả trạng thái này khiến họ như thể đang mất kiểm soát hoặc sẽ chết. Vậy làm sao để phân biệt được hai triệu chứng này?

 

Phân biệt cơn hoảng loạn của rối loạn lo âu và cơn đau tim

Cách phân biệt cơn hoảng loạn của rối loạn lo âu và cơn đau tim

Một cuộc tấn công hoảng loạn có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc bị kích hoạt bởi một yếu tố gây căng thẳng, nhưng tình trạng này không gây nguy hiểm tới mức nguy kịch. Một cơn đau tim thì ngược lại, nó rất nguy hiểm và người bệnh cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh tim đôi khi bị nhầm lẫn vì một cuộc tấn công hoảng loạn.

Rối loạn hoảng loạn được chẩn đoán ở những người đã trải qua các cuộc tấn công hoảng loạn và đang lo lắng, sợ hãi về việc sẽ xảy ra các cơn hoảng loạn định kỳ. Giống như tất cả các dạng rối loạn lo âu, dạng này cũng có thể điều trị được.

Vậy cách để phân biệt được cơn đau tim và cơn hoảng loạn là gì? Dưới đây là cách nhận biết dấu hiệu của cơn đau tim khác thế nào so với một cơn hoảng loạn.

Dấu hiệu của cơn đau tim

Cơn đau tim thường đặc trưng bởi cơn đau co thắt ngực. Theo nguyên tắc, cơn đau xuất hiện ở giữa ngực và có thể di chuyển xuống theo cánh tay trái và dọc sống lưng. Thậm chí, cơn đau cũng có thể lan đến cổ, răng và vùng hàm. Cường độ cơn đau cũng có thể thay đổi. Cơn đau thường kéo dài hơn 5 phút nhưng không ảnh hưởng đến hơi thở.

Cảm giác đau nhói như kim châm xuất hiện hầu hết ở khu vực cánh tay trái. Điều này thường đi kèm với một vài triệu chứng nữa như toát mồ hôi lạnh, cảm giác buồn nôn. Ở đỉnh điểm của cơn đau tim, người bệnh thường trải qua nỗi sợ hãi và sợ rằng mình sẽ chết. Vì vậy, nếu bạn có những triệu chứng này trong khoảng 5 phút hoặc nhiều hơn, hãy gọi xe cứu thương hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết cơn hoảng loạn

Hoảng loạn cũng có thể xuất hiện cơn đau ngực. Người bệnh khi hoảng loạn thường đau tập trung ở vùng ngực, không lan sang các bộ phận khác. Cơn đau thường âm ỉ và kèm theo các triệu chứng lo lắng, tim đập nhanh, khó thở. Các triệu chứng của một cuộc tấn công hoảng loạn thường kéo dài đến 10 phút sau đó giảm dần.

Cảm giác tê bì có thể xuất hiện khi người bệnh bị hoảng loạn. Nó không chỉ tê ở cánh tay trái mà còn có thể ở cánh tay phải, chân và các ngón tay. Khi bị hoảng loạn, người ta có cảm giác như ngộp thở hoặc nghĩ rằng mình bị điên.

Đối với những người có tiền sử bị đau tim và cũng có các cuộc tấn công hoảng loạn trước đó, khi có các triệu chứng kể trên, bệnh nhân cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Cho dù đó là một cuộc tấn công hoảng loạn hay không, thì việc cấp cứu lúc này cũng như cấp cứu một cơn đau tim. Bởi không ai chắc được rằng, họ đang gặp phải cơn đau tim hay một cơn hoảng loạn do rối loạn lo âu.

Những người chưa bao giờ bị cơn đau tim - nhưng đã được chẩn đoán mắc chứng hoảng loạn và sợ hãi - nên được đánh giá toàn diện để xác định sức khỏe tim mạch của họ. Nếu họ không có nguy cơ đau tim, thì sau đó họ sẽ tiếp tục được điều trị cho chứng rối loạn lo âu.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, những người xuất hiện các cơn hoảng loạn hoặc rối loạn hoảng loạn dưới 50 tuổi, có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Tuy nhiên các kết luận trong nghiên cứu này không được dứt khoát, và các lý do cho sự gia tăng nguy cơ bệnh tim và cơn đau tim do rối loạn hoảng loạn đã không được rõ ràng. Cần thêm nhiều nghiên cứu để đi đến kết luận rối loạn hoảng loạn có phải là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim hay không.

Cách để điều trị rối loạn lo âu, thoát khỏi các cơn hoảng loạn

Nếu bạn bị đau tức vùng ngực mà vẫn không thể phân biệt được là do hoảng loạn hay đau tim, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Chờ đợi không phải là giải pháp tốt nhất trong cả hai trường hợp. Nếu lên cơn đau tim, bạn có thể chết khi không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp không có sự hỗ trợ y tế trong cơn hoảng loạn cũng sẽ khiến các triệu chứng tồi tệ hơn và dẫn đến hoảng loạn xảy ra thường xuyên hơn. Kiểm tra kịp thời và được chăm sóc sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bạn.

Rối loạn lo âu được điều trị hiệu quả bằng thuốc, liệu pháp tâm lý và các biện pháp hỗ trợ khác như lối sống, sản phẩm thảo dược. Với một phương pháp điều trị phù hợp, hầu hết những người bị rối loạn lo âu đều cảm thấy bệnh giảm rõ rệt. Điều trị rối loạn lo âu thì các cuộc tấn công hoảng loạn cũng dần biến mất. Lựa chọn điều trị bao gồm điều trị bằng thuốc, điều trị tâm lý hoặc kết hợp cả hai. Một số người cảm thấy tinh thần tốt hơn trong một vài tháng điều trị, nhưng có thể mất hơn một năm cho nhiều trường hợp bệnh nhân khác. Thành công phụ thuộc vào sự quyết tâm của người bệnh khi điều trị, và nó có thể trở nên phức tạp hơn nếu bạn bị trầm cảm, lạm dụng thuốc hoặc một chứng rối loạn lo âu khác. Nhưng điều quan trọng là cần phát hiện ra bệnh để điều trị càng sớm càng tốt.

Một trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lo âu là anh Phạm Hồng Vinh ở Tây Ninh gặp các triệu chứng như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp, đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, gây rất nhiều hệ lụy tới cuộc sống, anh cũng đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Các kết quả khám của anh được chẩn đoán là rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh. Mệt mỏi với việc điều trị không hiệu quả, nhưng sau khi biết đến sản phẩm có nguồn gốc dược liệu là Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng của suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, anh đã quyết định dùng thử thì thấy có hiệu quả, anh dùng hết đợt sử dụng thì các triệu chứng đã không còn nữa, hiện tại anh đã khỏe mạnh và đi làm trở lại. Kim Thần Khang là thực phẩm chức năng có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với các thảo dược khác như ngũ vị tử, uất kim, táo nhân, hồng táo… giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, không gây tác dụng phụ, nên sử dụng lâu dài để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hãy nghe chia sẻ của anh về bí quyết vượt qua chứng bệnh này bằng việc sử dụng Kim Thần Khang.


Nếu một ngày bạn bị đau tức vùng ngực mà không thể phân biệt được là do cơn đau tim hay do hoảng loạn, rối loạn lo âu, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc điều trị kịp thời vẫn rất quan trọng.

Thanh Tâm