Có thể nói, hiện nay facebook đang có sức hút mãnh liệt đến mức nhiều người bị lệ thuộc vào mạng xã hội này, hay nói cách khác là “nghiện facebook”. Thứ gây nghiện ấy vô tình dẫn người chơi tiến gần đến lối sống tự kỷ, trầm cảm, nhất là ở giới trẻ. Người nghiện facebook có thể một ngày không nhắn tin, không gọi điện hay gặp gỡ bất kỳ ai, nhưng không thể không ngồi lướt facebook. 

Nghiện facebook khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm

Sử dụng facebook khiến gia tăng bệnh trầm cảm ở giới trẻ

Mới đây, viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tổ chức buổi hội thảo báo chí về nghiện Face sau khi có nhiều trường hợp bị tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, trầm cảm điều trị tại viện này trong thời gian gần đây được xác định có sử dụng Face với tần suất cao.

Theo tiến sĩ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện tại chưa có mã bệnh về nghiện Facebook. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân được gia đình đưa đến điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt có yếu tố liên quan tới việc dùng mạng xã hội.

Cách đây 3 tháng, cơ sở y tế này đã tiếp nhận một nam học sinh (14 tuổi) nhập viện với các biểu hiện co giật phân ly. Theo chia sẻ từ gia đình, cậu bé này có tiền sử sử dụng Facebook rất nhiều, có thời điểm 10 tiếng mỗi ngày. Thấy vậy, gia đình đã thu điện thoại, cấm con lên facebook. Sau đó, cháu bỗng xuất hiện các cơn co giật.

Theo tiến sĩ Phương, sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện cơn co giật xuất phát từ việc cháu không được dùng Facebook. Do đó, bên cạnh các liệu pháp điều trị, bác sĩ phải tư vấn cho gia đình cách hướng dẫn cháu sử dụng điện thoại và mạng xã hội trong khoảng thời gian hợp lý.

Tại Viện Sức khỏe Tâm tâm thần, các bác sĩ cũng tiếp nhận các bệnh nhi ngại giao tiếp thực tế, thường xuyên “sống ảo” trên mạng xã hội, gặp hoang tưởng, ảo thanh. Đây là biểu hiện rất đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt.

Trên báo Tuổi trẻ , ThS Lê Thị Thu Hà, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, kể từng có một sinh viên khoảng 20 tuổi học tại trường đại học lớn ở Hà Nội nghiện mạng xã hội, Internet nói chung phải nhập viện điều trị chứng trầm cảm. Hậu quả của nghiện Face khiến người bệnh mất ngủ, gây ra trầm cảm hay ngược lại. 

Vấn đề này cũng tạo nên một “vòng xoắn”, vì khi lạm dụng facebook khiến người ta không quan tâm cuộc sống thực mà chỉ quan tâm đến thế giới ảo, rối loạn ăn uống, giấc ngủ… làm trầm trọng thêm các dấu hiệu về tâm thần.

Theo BS Hà, qua thăm khám lâm sàng, qua nhiều nghiên cứu, dường như có mối liên quan giữa tính cách trầm cảm, tự ti đối với nghiện facebook. Nguyên nhân là do những người có tính cách như vậy thường tìm đến Face như một nơi để thể hiện bản thân trong khi không dám thể hiện ở ngoài đời thực và thường có xu hướng dùng Face với tần suất cao. 

Lời khuyên giúp bạn cai nghiện facebook, đẩy lùi dịch bệnh trầm cảm.

Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát việc sử dụng Facebook ở nơi làm việc để tránh những tác hại đó. Nhưng quan trọng vẫn là sự tin tưởng bản thân sẽ thực hiện được.

1. Không bao giờ để Facebook luôn trong trạng thái đăng nhập

Thoát Facebook là cách chắc chắn nhất để bạn tránh lúc nào cũng kiểm tra xem có thông tin mới nào hay không. Hãy cố gắng để chỉ mở trang này vào thời gian giải lao hay nghỉ ăn trưa. Sau đó, khi làm việc trở lại, bạn hãy đăng xuất ngay lập tức.

2. Chia sẻ nội dung trên Facebook mà không cần đăng nhập

Bạn không nhất thiết phải đăng nhập mới có thể chia sẻ nội dung trên Facebook. Chỉ cần bổ sung một ứng dụng ‘Post to Facebook’ vào trình duyệt web mà bạn đang sử dụng, tất cả những cập nhật nội dung của bạn sẽ chờ sẵn trên Facebook khi bạn đăng nhập vào trang này lần tới.

3. Tắt các thông báo (notification) từ Facebook

Việc tắt những thông báo này giúp bạn tránh bị thu hút và “cám dỗ” xem liệu mọi người đang nói gì. Một cách hay có thể giúp bạn đó là chọn để Facebook gửi các thông báo này tới email và kiểm tra vào những thời gian phù hợp mà không cần phải đăng nhập vào Facebook.

4. Cập nhật ảnh bằng các trang mạng khác

Nếu bạn có ý định đưa nhiều hình ảnh của mình lên mạng xã hội, tại sao bạn không nghĩ tới Flickr, Instagram, Tumblr và Twitter thay vì Facebook? Facebook không phải là trang nắm giữ “độc quyền” đối với việc cập nhật và chia sẻ ảnh.

5. Sử dụng Facebook một cách có ý thức

Hãy sử dụng Facebook có mục đích và giới hạn cụ thể. Hãy xem Facebook như một nhiệm vụ cụ thể trong danh sách việc cần làm và có khoảng thời gian cụ thể cho việc đó.

6. Thư giãn cách khác thay vì dùng Facebook

Mỗi khi cảm thấy muốn “click” vào biểu tượng Facebook, hãy đứng dậy, đi ra ngoài làm một cốc cà phê hoặc đi dạo một vòng quanh cơ quan. Đây là cách thức tương tự như dành cho một con nghiện thuốc lá: họ giảm độ nghiện bằng cách nhai kẹo cao su mỗi khi tới “cơn”. Trên thực tế, Facebook đã được chứng minh là gây nghiện mạnh hơn cả thuốc lá hay đồ uống có cồn.

Cá nhân bạn trẻ hoặc các bậc phụ huynh thấy con em mình dành thời gian quá nhiều cho hình thức mạng xã hội này thì nên áp dụng 6 cách nói trên. Trong trường hợp bạn trẻ có biểu hiện thay đổi về mặt tâm lý như trở nên ít nói, lầm lì, vô cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung… có thể cần sự can thiệp về tâm lý và sử dụng thuốc. Đối với độ tuổi thanh thiếu niên thì vấn đề điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (hướng tâm thần) cần cân nhắc, vì đa phần có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh có xu hướng tìm tới các loại thảo dược giúp tăng cường chức năng thần kinh, nâng cao tâm lý trẻ. Hiện nay duy nhất trên thị trường một loại thảo dược được thiết kế chuyên biệt cho người bệnh trầm cảm đó chính là sản phẩm có tên Kim Thần Khang. Sản phẩm có chứa thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) giúp cung cấp hàm lượng cao vitamin C có tác dụng chống gốc tự do, bảo vệ tế bào não. Đồng thời kích thích cơ thể tăng sản sinh hoạt chất serotonin (hormon hạnh phúc) thúc đẩy niềm vui, làm dịu nỗi buồn và tạo ra những ham muốn của trái tim, cải thiện triệu chứng ở người bệnh trầm cảm. Ngoài hợp hoan bì, Kim Thần Khang còn kết hợp thêm 7 vị thảo dược khác như uất kim, viễn chí, toan táo nhân, hồng táo, ngũ vị tử, vitamin PP, soy lecithin từ đó tạo nên công thức khoa học tác động toàn diện vừa nguyên nhân và triệu chứng ở người bị rối loạn thần kinh.

Có thể nói mạng xã hội tồn tại song song vừa tích cực và cả tiêu cực. Có người sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và từ đó sống thoải mái, phấn chấn tinh thần, nhưng có người chỉ chuốc thêm sầu khổ, bệnh tật vào cuộc đời mình. Hãy truy cập mạng xã hội điều độ có chừng mực! Đã đến lúc nên bắt đầu những mối quan hệ, những bài học, những chuyến đi trải nghiệm sống thực tế, phong phú và chân thật cho chính bạn và những người xung quanh.

Nếu bạn đang lo lắng sức khỏe tâm lý của con em mình hãy gọi về số 0902207739 chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ cho bạn.

 

Thanh Thủy.