Rối loạn lưỡng cực (rối loạn hưng trầm cảm) là một hội chứng rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng giữa hai cực từ mức cao xuống mức thấp và ngược lại. Trạng thái tâm thần ở mỗi cực có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc hàng tháng. Những thay đổi tâm trạng này thậm chí có thể xuất hiện cùng lúc với nhau, vì vậy, bạn có thể vừa cảm thấy phấn khích, vừa cảm thấy chán nản cùng một lúc.
Bệnh loạn thần hưng trầm cảm là gì?
Khái niệm ban đầu về loạn thần hưng trầm cảm được sử dụng chủ yếu hiện nay như một từ đồng nghĩa với rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Từ thời thượng cổ Hypocrate, đã có những mô tả hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm. Sau Hypocrate, có nhiều tác giả đã nó lên mối liên quan giữa chúng.
Năm 1899, Kraepelin (Đức) mô tả đầy đủ chứng bệnh này và đề nghị đặt tên là PMD (Psychose Maniaco Deressve). Khuynh hướng chung của các nhà tâm thần học hiện đại là thu hẹp bệnh này lại, theo những tiêu chuẩn chặt chẽ sau đây:
- Các trạng thái hưng cảm và trầm cảm xuất hiện tự phát và chiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian có thể kéo dài nhưng vẫn có giới hạn rõ rệt.
- Các trạng thái bệnh lý không nói đến dị tật tâm thần mặc dù tái phát nhiều lần, giai đoạn thuyên giảm giữa cơn trở lại gần như bình thường.
- Trạng thái hưng cảm và trầm cảm có thể xen kẽ nhau hay không xen kẽ nhau.
- Rối loạn khí sắc phải nổi bật lên hàng đầu, giới hạn rõ rệt trong một thời gian, không kèm theo những triệu chứng của quá trình thực thể hay phân liệt.
- Theo bảng phân loại bệnh tật ICD.10, rối loạn cảm xúc lưỡng cực (F31 Bipolar affective Disorder): Là những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất là 2 lần) trong các mức độ khí sắc và hoạt động của bệnh nhân bị rối loạn đáng kể. Trong một số trường hợp rối loạn biểu hiện bằng sự tăng khí sắc, tăng năng lượng và tăng hoạt động hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ và trong một số trường hợp sẽ là tự hạ thấp khí sắc giảm năng lượng và giảm hoạt động (trầm cảm).
. Điểm đặc trưng là bệnh thường hồi phục hoàn toàn.
. Tỷ lệ mắc bệnh ở hai giới gần như bằng nhau.
. Các giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm thường xảy ra sau stress do áp lực tâm lý, xã hội.
. Các giai đoạn hưng cảm thường bắt đầu đột ngột kéo dài trung bình khoảng 4 tháng, cơn trầm cảm có khuynh hướng kéo dài hơn khoảng 6 tháng.
Những dấu hiệu của rối loạn hưng trầm cảm
8 dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực giai đoạn hưng cảm:
- Cảm thấy quá hạnh phúc, hưng phấn cao trong thời gian dài
- Dễ bị kích thích, một số mô tả đó là cảm giác thất thường hoặc bối rối
- Ói rất nhanh, thường đi kèm với suy nghĩ ganh đua
- Cảm giác cực kì bồn chồn hoặc bốc đồng
- Phán đoán sai lầm
- Không thực tế, quá tự tin vào khả năng của bản thân
- Tham gia vào các hành vi nguy hiểm
- Giảm nhu cầu ngủ
8 dấu hiệu của rối loạn lưỡng cực giai đoạn trầm cảm:
- Cảm thấy buồn chán, hết hy vọng vào cuộc sống trong một thời gian dài
- Xa lánh bạn bè và gia đình, không còn hứng thú với các sở thích thường ngày
- Giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng
- Mệt mỏi nhiều hoặc thiếu năng lượng
- Nói chậm
- Có vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và ra quyết định
- Có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử
- Giảm dục năng, mất ngủ, thức giấc sớm
Điều trị rối loạn hưng trầm cảm thế nào?
Điều trị triệu chứng: Nhằm mục đích điều trị các giai đoạn (hưng hoặc trầm). Nếu các giai đoạn nặng phải nhập viện.
- Trầm cảm: Nhập viện để phòng ngừa nguy cơ tự sát cao.
- Hưng cảm: Nhập viện để đối phó với các hậu quả do kích động gây ra.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường hay tái phát và người bệnh có thể có nhiều giai đoạn phát bệnh trong suốt cuộc đời của mình, giữa những giai đoạn này, bệnh nhân hoàn toàn khoẻ mạnh, do vậy việc điều trị dự phòng là hết sức cần thiết.
Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người bệnh hợp lý, đặc biệt tránh tình trạng quá căng thẳng về cảm xúc. Cần chú ý theo dõi người bệnh vào mùa thu, mùa hè là những mùa hay phát bệnh. Điều trị sớm ngay từ khi có các triệu chứng đầu tiên như: Rối loạn giấc ngủ, suy nhược, giảm hoạt động hay tăng hoạt động rõ rệt so với các trạng thái thông thường.
Ngoài ra, một phương pháp mới giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hưng trầm cảm là sử dụng các sản phẩm thiên nhiên có thành phần hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan). Vị thuốc hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giảm lo lắng, căng thẳng, giúp cân bằng tâm lý. Hợp hoan bì cũng đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định về độ an toàn cũng như hiệu quả sử dụng. Đây cũng là một vị thuốc đầu tay được các thầy thuốc đông y dùng chuyên biệt để giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm.
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với thành phần chính là cao hợp hoan bì kết hợp với các thảo dược quý như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Sản phẩm dùng cho người suy nhược thần kinh, trầm cảm, lo âu… Do thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên với các vitamin và dưỡng chất, Kim Thần Khang có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ, không gây tương tác với các thuốc khác.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG DÀNH CHO BẠN
Chia sẻ bí quyết thành công sau 30 năm bị mất ngủ của bà Phùng Thị Năm, 62 tuổi ở ở số 48, hẻm Pi Năng Tắc, Ama JHao phường Tân An, TP. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.
Khách hàng phản hồi hiệu quả của Kim Thần Khang so với thuốc tây như thế nào?
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về sản phẩm Kim Thần Khang qua video sau:
Bạn cần chú ý tới các dấu hiệu của hưng trầm cảm nêu trong bài để nhận biết sớm bệnh nếu thấy tâm trạng bất thường. Việc khám, phát hiện sớm sẽ mang lại kết quả khả quan nhất!
Bạn đang bị mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh hành hạ. Hoặc bạn đã và đang dùng thảo dược Kim Thần Khang cho kết quả tốt. Vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ DĐ (ZALO/VIBER): 0902207739, để được tư vấn về sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!
Thu Thảo