Mất ngủ kéo dài khiến nhịp sống sinh hoạt đảo lộn và làm giảm chất lượng cuộc sống, nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bạn cần làm gì khi bị mất ngủ kéo dài? Mời bạn tham khảo 10 cách chữa bệnh mất ngủ kéo dài qua bài viết sau đây!

Mất ngủ kéo dài và biến chứng nguy hiểm

Mất ngủ kéo dài là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc mất ngủ ít nhất 3 đêm trên 1 tuần, kéo dài ít nhất 3 tháng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ giới. 

Mất ngủ kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Tác dụng phụ của thuốc, vệ sinh giấc ngủ kém, căng thẳng kéo dài, thay đổi không gian sống, thay đổi giờ giấc sinh hoạt… Nhưng về bản chất, nguyên nhân sâu xa chính là do não bộ thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Mất ngủ kéo dài có thể là nguyên nhân hoặc hệ quả của một số bệnh lý về sức khỏe tâm thần như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu và trầm cảm.

Mat-ngu-keo-dai-co-the-la-bieu-hien-cua-mot-so-benh-ly-ve-suc-khoe-tam-than-kinh.webp

Mất ngủ kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về sức khỏe tâm thần kinh 

>>>XEM THÊM: 6 sự thật về chứng mất ngủ, bạn chớ nên bỏ qua!

Bật mí 10 cách chữa bệnh mất ngủ kéo dài hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp chữa mất ngủ kéo dài, bao gồm cách chữa mất ngủ không dùng thuốc và có sử dụng thuốc. Bạn hãy tham khảo 10 cách chữa mất ngủ sau đây.

Hạn chế ngủ

Hạn chế ngủ là liệu pháp thực hiện nhằm mục đích mang lại cảm giác thèm ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn bằng cách giảm thời gian bạn ở trên giường, hạn chế ngủ vặt, đồng thời tránh cả giấc ngủ vào buổi trưa.

Liệu pháp kiểm soát kích thích

Bạn chỉ đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, chỉ sử dụng giường ngủ cho mục đích ngủ và nghỉ ngơi, không nằm xem phim hoặc thư giãn trên giường, không làm việc trong phòng ngủ. Bạn không nên cố gắng nằm trên giường, hoặc ép bản thân nhắm mắt để ngủ khi không buồn ngủ. Nếu không thể đi vào giấc ngủ, bạn hãy ra khỏi giường và rời phòng ngủ trong khoảng 15 - 20 phút để thư giãn nhẹ nhàng. Sau đó, bạn trở lại phòng ngủ khi thực sự cảm thấy buồn ngủ trở lại.

Hợp hoan bì chữa bệnh mất ngủ kéo dài hiệu quả

Kết quả nghiên cứu vào năm 2015 của một trường đại học tại Thiệu Đông, Trung Quốc đã chỉ ra rằng, hợp hoan bì có tác dụng tốt trong việc tăng cường dinh dưỡng cho não bộ, tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu, cải thiện các chứng bệnh về suy nhược thần kinh, điều chỉnh tâm trạng, cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm lo âu căng thẳng hiệu quả. 

Bạn có thể sử dụng hợp hoan bì làm trà uống hoặc dùng dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điển hình cho dòng sản phẩm này có Kim Thần Khang là sự lựa chọn của nhiều người bệnh và đã được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng. Bên cạnh hợp hoan bì, sản phẩm Kim Thần Khang còn có thêm ngũ vị tử, táo nhân, viễn chí, hồng táo hay uất kim giúp nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh mất ngủ kéo dài.

Hop-hoan-bi-giup-tang-cuong-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin,-cai-thien-benh-mat-ngu-keo-dai-hieu-qua.webp

Hợp hoan bì giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, cải thiện bệnh mất ngủ kéo dài hiệu quả

Sống “xanh”

Thiết lập một lối sống lành mạnh và khoa học cũng chính là cách giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ vô cùng hiệu quả.

Bạn nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức hay thức khuya. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tránh xa các loại đồ uống có khả năng cản trở giấc ngủ ngon như bia, rượu, đồ uống có chứa caffeine.

Không gian phòng ngủ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giấc ngủ ngon. Do đó, bạn nên thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ sạch thoáng, chuẩn bị chăn ga gối ngủ thoải mái mềm mại, ánh sáng vừa phải dễ chịu, tránh ánh sáng mạnh hoặc những nơi ồn ào.

>>>XEM THÊM: Bị mất ngủ ăn rau gì? Câu trả lời có ngay tại đây!

Liệu pháp thư giãn

Bạn có thể thư giãn chữa bệnh mất ngủ kéo dài nhờ vận động. Thường xuyên luyện tập và vận động vừa sức bằng các bộ môn như đạp xe, đi bộ, yoga… giúp cơ thể sản sinh dopamine khiến tâm trạng vui vẻ, giảm căng thẳng lo âu và làm bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Chua-benh-mat-ngu-keo-dai-nho-lieu-phap-thu-gian-luyen-tap-nhe-nhang.webp

Chữa bệnh mất ngủ kéo dài nhờ liệu pháp thư giãn luyện tập nhẹ nhàng

Liệu pháp nhận thức hành vi

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có tác dụng hiệu quả hơn việc sử dụng thuốc ngủ trong chữa bệnh mất ngủ kéo dài. Liệu pháp này đưa ra những giáo dục về giấc ngủ và gợi ý thói quen mang lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Bên cạnh đó, liệu pháp nhận thức hành vi cũng giúp bạn thay đổi niềm tin và hành vi ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon của bạn.

Giấc ngủ nghịch lý

Đây là phương pháp tạo ra sự nghịch lý của giấc ngủ. Bạn không cần cố gắng để ngủ mà ngược lại, hãy cố giữ sự tỉnh táo nhất có thể. Điều này nhằm giảm lo lắng và áp lực về việc ngủ ngon, tạo tâm lý thoải mái giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Lieu-phap-giac-ngu-nghich-ly-giup-giam-lo-lang-va-ap-luc,-lam-ban-de-dang-di-vao-giac-ngu-hon.webp

Liệu pháp giấc ngủ nghịch lý giúp giảm lo lắng và áp lực, làm bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn

Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ chính là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho một giấc ngủ chất lượng như: Yếu tố môi trường, ánh sáng, tiếng ồn, chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, nhiệt độ, chăn ga gối ngủ. Ngoài ra, bạn cũng cần giảm thời gian ngủ trưa và giảm tối đa thời gian nằm trên giường vào ban ngày. Tuân thủ sinh lý học giấc ngủ một cách tuyệt đối, đi ngủ và thức dậy theo giờ sinh học của cơ thể. Tuy rằng đây không phải những yếu tố quá nghiêm trọng nhưng chúng là một phần quan trọng trong quá trình chữa bệnh mất ngủ kéo dài. 

Can thiệp hành vi

Liệu pháp này được thực hiện bằng cách ghi lại nhật ký giấc ngủ và tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ, sau đó cải thiện chúng, loại bỏ những thói quen cản trở giấc ngủ ngon.

Sử dụng thuốc chữa bệnh mất ngủ kéo dài

Bạn nên sử dụng thuốc chữa bệnh mất ngủ kéo dài kết hợp với liệu pháp hành vi để đạt được kết quả cải thiện cao và lâu bền nhất.

Vậy mất ngủ kéo dài nên uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa bệnh mất ngủ kéo dài bao gồm: Zolpidem (ambien), eszopiclone (lunesta), zaleplon (sonata), doxepin (silenor), ramelteon (rozerem), suvorexant (belsomra), temazepam (restoril).

Khong-nen-su-dung-thuoc-tay-trong-thoi-gian-dai-vi-se-gay-tac-dung-phu.webp

Không nên sử dụng thuốc tây trong thời gian dài vì sẽ gây tác dụng phụ

Lưu ý khi chữa bệnh mất ngủ kéo dài

  • Đối với liệu pháp sử dụng thuốc, không nên dừng thuốc đột ngột. Khi bệnh đã cải thiện, bạn nên ngưng thuốc dần dần để theo dõi thêm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, khi muốn sử dụng thuốc để chữa bệnh mất ngủ kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo đơn thuốc được kê, không tự ý dùng nhằm tránh gây tác dụng phụ.
  • Bạn có thể sử dụng kết hợp cùng lúc nhiều liệu pháp nêu trên để đạt kết quả tối ưu.

Mất ngủ kéo dài là một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến và có liên quan mật thiết đến các bệnh tâm thần kinh, suy nhược thần kinh nghiêm trọng. Chữa bệnh mất ngủ kéo dài cốt yếu chính là bổ sung chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dinh dưỡng não bộ.

Chữa bệnh mất ngủ kéo dài không hề khó với những liệu pháp đông, tây y, thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính. Vui lòng để lại bình luận phía dưới bài đăng này nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về mất ngủ kéo dài cần giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://www.sleepfoundation.org/insomnia/types-of-insomnia

https://www.healthline.com/health/chronic-insomnia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2924526/