“Tại sao ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ?” là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay. Tình trạng trên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt năng lượng, thậm chí không thể tập trung để hoàn thành bất cứ việc gì. Vậy, đâu là thủ phạm gây ra hiện tượng này? Mời bạn đọc tham khảo thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây!
Nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều nhưng vẫn thèm ngủ
Buồn ngủ, mệt mỏi là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người dù ngủ đủ giấc nhưng ngay sau khi thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, thèm ngủ đến mức không muốn làm gì. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng trên:
Không luyện tập thể dục
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta dành quá nhiều thời gian cho công việc mà “lãng quên” các hoạt động thể chất. Lối sống này gây hại cho sức khỏe khiến cân nặng tăng, dẫn đến trạng thái mệt mỏi và kiệt sức. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể không sản sinh đủ năng lượng để duy trì nhịp sinh học.
Tập thể dục là cách đơn giản giúp bạn sảng khoái, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn nên dành 10-15 phút thực hiện các bài tập thư giãn vào buổi sáng hoặc giờ nghỉ trưa để nhanh chóng sở hữu giấc ngủ tự nhiên.
Thiếu chất dinh dưỡng
Thực đơn ăn uống nghèo nàn, thiếu khoa học cũng ảnh hưởng tới trạng thái sức khỏe. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều chất béo hay thực phẩm có hàm lượng carb cao sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ.
Dinh dưỡng được coi là chìa khóa để đánh bại cảm giác mệt mỏi. Do đó, bạn nên lựa chọn các thực phẩm chứa nguồn năng lượng dồi dào như: Thịt đỏ, ngũ cốc, rau xanh,... kết hợp xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, đây chính là chìa khóa giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và vóc dáng.
Căng thẳng quá mức
Khi bạn phải đối mặt với nhiều căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến tâm trí và gây ra tình trạng thể chất mệt mỏi, buồn ngủ. Khi đối diện với stress, các cơ bắp sẽ trở nên căng cứng, điều này làm tiêu hao năng lượng, tổn thất dinh dưỡng, từ đó khiến bạn càng thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn.
>>>Xem thêm: 7 cách đơn giản giúp dễ ngủ nhất năm 2019
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần ngủ ít nhất khoảng 7 – 8 tiếng để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đã ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày mà vẫn xuất hiện cảm giác buồn ngủ, thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
Mất ngủ kinh niên
Đây là bệnh lý khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày nhưng tỉnh táo vào ban đêm. Nguy hiểm nhất là bạn có thể chìm nhanh vào giấc ngủ mà không thể kìm lại được. Mất ngủ kinh niên ảnh hưởng xấu tới não bộ, gây suy giảm trí nhớ và tập trung, đặc biệt, việc đột ngột đi vào giấc ngủ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, thậm chí còn là nguồn cơn dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và mệt mỏi.
Mệt mỏi mạn tính
Hội chứng mệt mỏi mạn tính đặc trưng bởi sự mệt mỏi, kiệt sức và luôn cảm thấy buồn ngủ vào bất kỳ thời điểm nào. Sự mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn gắng sức, thậm chí còn gây ra các cơn đau nhức cơ bắp, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hội chứng Kleine-Levin
Hội chứng này khá hiếm gặp nhưng có thể gây ra các cơn buồn ngủ liên tục và quá mức. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng tại một thời điểm. Ngoài buồn ngủ, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như ảo giác hoặc có hành vi thái quá,...
Rối loạn nhịp sinh học
Nhịp sinh học là đồng hồ tự nhiên của cơ thể giúp điều phối các hoạt động theo ánh sáng và bóng tối. Nếu nhịp sinh học sai lệch, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ vào những thời điểm không thích hợp. Rối loạn này có thể được điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và bổ sung melatonin.
>>>Xem thêm: Lạm dụng thuốc an thần gây ngủ - LỢI hay HẠI cho sức khỏe bản thân?
Cách khắc phục cơn buồn ngủ cực hay
Những cơn buồn ngủ ập đến khiến bạn không đủ tâm trí để thực hiện bất cứ điều gì. Dưới đây là các gợi ý hữu ích để rời xa cơn buồn ngủ, lấy lại sự tỉnh táo:
Đứng dậy và đi bộ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ, việc ăn một thanh kẹo hoặc đi bộ nhanh trong khoảng 10 phút sẽ giúp cơ thể hồi phục sự tỉnh táo, cung cấp oxy tới tĩnh mạch, não bộ và cơ bắp của bạn. Nếu như kẹo chỉ cung cấp năng lượng trong 1h, thì 10 phút đi bộ lại cung cấp năng lượng tới 2h.
Thư giãn cho đôi mắt
Nhìn liên tục và cố định trên màn hình máy tính có thể gây mỏi mắt và buồn ngủ. Do đó, bạn cần tránh xa màn hình khoảng 2-3 phút để thực hiện các bài tập thư giãn cho đôi mắt, tránh gây cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Chu kỳ ngủ và nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Bởi thế, các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài tận hưởng ánh sáng mặt trời ít nhất 1h vào buổi sáng. Điều này giúp thúc đẩy các giác quan, mang lại sự tươi tắn và khỏe mạnh cho cơ thể.
Tập thể dục khi cảm thấy buồn ngủ
Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ), việc tập thể dục giúp cung cấp năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày so với thuốc điều trị mất ngủ. Vì thế, bạn nên tạo thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày để luôn cảm thấy khỏe mạnh, tránh xa cơn buồn ngủ.
>>> Cải thiện tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn qua video sau:
Kim Thần Khang đem lại giấc ngủ bình yên
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái "ngáp ngắn ngáp dài", thèm ngủ và chỉ muốn đặt lưng suốt cả ngày, hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân bằng cách dành thời gian tập thể dục, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thực hiện các hoạt động yêu thích của bản thân. Bên cạnh đó, để khắc phục hiệu quả tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Đây được coi là công thức ưu việt dành cho người mệt mỏi, buồn ngủ, đem lại sự cân bằng cho hệ thần kinh. Sự kết hợp của các vị thuốc quý trong dân gian như hợp hoan bì (thành phần chính) có tác dụng an thần kinh, giải trầm uất, giúp lưu thông máu; Viễn chí (trí nhớ xa) giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh; Soy lecithin chiết xuất từ vỏ đậu nành giúp bổ sung choline cho hoạt động não bộ, làm thư giãn tinh thần: Uất kim (rễ phụ cây nghệ) giúp giải trầm uất, giảm suy nghĩ nhiều; Toan táo nhân, ngũ vị tử giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm hồi hộp, giúp ngủ sâu giấc; Hồng táo giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi. Tất cả các thành phần trên đã tạo nên một bước đột phá trong việc nâng cao sức khỏe thần kinh cho người bệnh, đặc biệt là những người đang chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ dù ngủ đủ giấc.
Kim Thần Khang là sản phẩm uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thần kinh được rất nhiều người tin dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ. Với nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, sản phẩm có thể dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ.
Chia sẻ người dùng
Phải trực tiếp đối mặt với chứng suy nhược thần kinh mới thấu hiểu nỗi khổ của những người không may gặp tình trạng này. Mất ngủ triền miên khiến tâm trí bất an, cơ thể mệt mỏi; Đó là những chia sẻ thật lòng của anh Đỗ Văn Phong (sinh năm 1977, trú tại thôn 1, xã Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) từng 4 năm sống chung với suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm. May mắn, nhờ biết đến thảo dược thiên nhiên mà niềm hạnh phúc đã trở về với tổ ấm của vợ chồng anh.
Lắng nghe chia sẻ của anh Phong qua video sau đây:
>>>Xem thêm: Nhiều người đã thành công khi vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ
Đánh giá chuyên gia
Cách điều trị rối loạn giấc ngủ như thế nào? GS. TS Nguyễn Văn Thông giải đáp qua video dưới đây:
>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Kim Thần Khang
Cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan, áp lực khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh việc tham khảo gợi ý trên đây, đừng quên sử dụng Kim Thần Khang để cơ thể luôn khỏe mạnh, ngủ ngon giấc, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về hiện tượng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, cũng như sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước cuộc gọi 18006105/ Hotline (Zalo/Viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Em là Di,em sinh 2002
1 năm gần đây em ngủ rất nhiều,
Em thường xuyên ngủ vào ban ngày, ngủ không kiểm soát nhưng ban đêm lại khó vào giấc và thường ngủ không sâu giấc... vì thèm ngủ và ngủ quên lúc nào không hay biết
Tình trạng này diễn ra thường xuyên khiến cho em luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt,..
Bác sĩ tư vấn giúp em với
Em có bị bệnh gì không ạ?
Và làm sao để điều trị ạ??
Em cảm ơn Bác sĩ
Trường hợp của bạn có thể bạn có triệu chứng của suy nhược thần kinh rồi đó. Để cải thiện bạn chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất, luyện tập thể dục thể thao và kết hợp dùng thêm sản phẩm Kim Thần Khang giúp nuôi dưỡng não, ổn định chức năng hệ thần kinh giúp mình có giấc ngủ sinh lý vào ban đêm, ban ngày tập trung học tập nhé!
Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ số điện thoại MIỄN CƯỚC 18006105 hoặc bạn cũng có thể kết bạn zalo số 0902207739 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn cùng gia đình sức khỏe!
Biểu hiện của em là tình trạng, uể oải, mệt mỏi không biết có phải là sau một thời gian em ngủ không đủ hay từ trước em đã có cảm giác cơ thể nhạy cảm, dễ căng thẳng, khó chịu rồi. Nếu tình trạng này 2 tuần vẫn không thay đổi dù em đã cố gắng ăn ngủ tốt thì khả năng em bị suy nhược thần kinh, trâm cảm đó. Chị khuyên em ngay khi có biểu hiện mệt mỏi, khó ngủ, ác mộng thì dùng ngay thảo dược Kim Thần Khang nhằm giúp khôi phục thần kinh, tâm lý tức thời nhé. Em đặt hàng và cần tư vấn trực tiếp thì gọi về 19006105/ zalo 0902207739 miễn phí cước