Tôi sống với trầm cảm. Có đôi khi nó rất nặng, có đôi khi nó nhẹ, và cũng có đôi khi tôi chẳng thể nhận ra mình đang mắc trầm cảm. Nhưng tôi đã được chẩn đoán lâm sàng suốt hơn 13 năm, thế cho nên tôi đã từng bước hiểu về trầm cảm rõ hơn. Trầm cảm biểu hiện khác nhau với từng người. Với tôi thì trầm cảm tựa như một nỗi buồn sâu thẳm nặng nề. Nó giống như màn sương mù dày đặc chầm chậm cuốn lấy và giam lấy từng phần trong tôi. Rất khó để tôi nhìn thấy được lối ra và nó che lấy tầm nhìn tôi về một tương lai tích cực hay một hiện tại có thể chịu đựng được. Thông qua nhiều năm điều trị, tôi đã cố gắng rất nhiều để có thể hiểu được mình cảm thấy như thế nào khi trầm cảm trở lại và tôi đã học lấy cách chăm sóc bản thân tốt nhất khi mình bệnh. Bạn hãy tham khảo đôi điều dưới đây nhé.
5 điều người bị trầm cảm cần hiểu để thay đổi chính mình.
- Đừng hoảng sợ
Khi tôi lần đầu cảm nhận được một thoáng buồn bã không lý do, hay khi tôi cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường thì tiếng chuông báo động bắt đầu vang lên trong đầu “KHÔNG!!!! ĐỪNG CÓ LẠI TRẦM CẢM MÀ!!!!”
Với tôi, trầm cảm không gì kém hơn một thảm họa. Rất khó để không phải hoảng loạn khi tôi cảm thấy nó đang tới. Khi tôi nhớ tới mình đã bệnh như thế nào, thì suy nghĩ tái phát tuyệt đối đáng sợ – nhất là khi tôi đang có một khoảng thời gian cực kỳ tốt và tích cực. Tôi cảm giác như suy nghĩ của mình bắt đầu chạy đua về tình huống tệ nhất, và nỗi hoảng sợ lớn dần trong tôi. Đây là thời khắc nguy cấp với tôi. Đây là thời khắc tôi phải đưa ra lựa chọn. Tôi phải dừng lại và hít thở thật sâu. Và làm như thế 10 lần. Tôi tự nhủ với bản thân, đôi lúc nói thành lời, và nhớ lại bản thân mình mạnh mẽ như thế nào và những kinh nghiệm trong quá khứ. Cuộc nói chuyện có đôi lúc như thế này “Sợ hãi tái phát trầm cảm là điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả. Cảm thấy lo âu là điều tự nhiên. Mày là người sống sót. Hãy nhớ lại những gì mà mày đã học được. Bất kể chuyện gì xảy ra sau này, nhớ rằng mày có thể giải quyết nó.”
2. Biết những dấu hiệu cảnh báo
Tôi nhận ra rằng hiểu được những gì tôi nghĩ và hành vi là rất cần thiết khi tôi bắt đầu rơi xuống. Điều này giúp tôi đỡ lấy bản thân trước khi chạm xuống đấy. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của tôi là suy nghĩ thê thảm: “Không ai hiểu mình cả. Ai cũng có cuộc sống dễ dàng hơn mình. Mình sẽ chẳng thể bao giờ hồi phục được. Nhưng có ai quan tâm chứ? Dù mình có cố gắng cách mấy cũng vậy thôi. Mình sẽ chẳng bao giờ đủ tốt cả.”
Một khi tôi bắt đầu suy nghĩ hay nói những điều như thế, tôi biết rằng cơn trầm cảm của mình đang phát tác. Một gợi ý khác là khi năng lượng tôi thấp đi trong vài ngày và tôi nhận thấy khó có thể hoàn thành công việc hằng ngày như dọn dẹp, tắm rửa hoặc nấu ăn. Khi tôi chú ý những dấu hiệu cảnh báo này, tôi cố gắng dừng và hồi tưởng lại những gì có thể gây nên những suy nghĩ hay hành vi này. Tôi nói chuyện với ai đó, như gia đình hay chuyên viên điều trị. Quả thật lờ đi những dấu hiệu này thì dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng tôi cũng nhận ra rằng nhận biết và khám phá chúng cũng rất quan trọng. Với tôi, tránh né hoặc phủ nhận chúng chỉ càng làm cơn trầm cảm tệ hơn mà thôi.
3. Nhớ rằng trầm cảm là một dạng rối loạn
Trong một khoảng thời gian dài, tôi không hề nghĩ rằng trầm cảm là rối loạn tâm lý. Lúc ấy, với tôi, nó giống như một nhược điểm cá nhân, do mình chưa tự tin mà tôi cần phải khắc phục. Giờ nhìn lại, tôi có thể thấy được góc nhìn ấy khiến cho những triệu chứng trầm cảm càng tệ hơn và khó có thể chịu được như thế nào. Tôi không nhận ra những cảm xúc hay những trải nghiệm ấy là triệu chứng của một dạng rối loạn. Buồn bã, tội lỗi, và cô lập bùng lên và phản ứng hoảng sợ của tôi càng phóng to tác động của chúng với tôi. Thông qua rất nhiều bài đọc và các cuộc trò chuyện, tôi đã bắt đầu chấp nhận rằng trầm cảm thực sự là một dạng rối loạn. Tôi vẫn cảm thấy buồn bã, sợ hãi và cô đơn nhưng tôi có thể nhận biết được những cảm xúc ấy liên kết với rối loạn tâm lý mà tôi đang mắc phải và là những triệu chứng mà tôi có thể cải thiện bằng cách tự chăm sóc bản thân.
4. Luyện tập chăm sóc bản thân
Tôi có rất nhiều cách chống chọi trầm cảm tiêu cực như uống rượu, hút thuốc, mua sắm và làm việc bán mạng. Và đến một ngày tôi gục ngã, và héo mòn. Tôi tốn hai năm để khôi phục lại. Và đây là lý do vì sao, hiện nay, với tôi không điều gì quan trọng hơn tự chăm sóc bản thân. Tôi phải bắt đầu lại từ dưới đáy, và xây dựng lại cuộc sống của mình khỏe mạnh hơn và đúng với bản chất tôi hơn.
Tôi trân trọng bản thân mình là ai và tôi đang sống với cái gì. Tự chăm sóc bản thân có nghĩa rằng dành thời gian để thư giãn, tập thể dục, sáng tạo và kết nối với người khác. Tự chăm sóc bản thân là dùng tất cả các giác quan của tôi để làm dịu lại và nạp đầy tâm trí, thể xác, và linh hồn tôi. Và tôi luyện tập những kỹ năng ứng phó hằng ngày, không chỉ khi tôi cảm thấy tệ hại. Đây là điều khiến cho chúng trở nên hiệu quả hơn khi cơn trầm cảm quay lại, chúng có tác dụng vì tôi không ngừng luyện tập.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên.
Mỗi lần đầu óc căng thẳng, khó tập trung thay vì pha một cốc cà phê thì tôi lại chọn một tách trà hoa cúc, ăn vài quả sơ ry (loại quả được biết chứa hàm lượng cao vitamin C giúp chống oxi hóa, tăng sức đề kháng). Tôi cảm thấy cơ thể khoan khoái hơn rồi mới quay lại làm việc. Tôi cũng tìm hiểu các loại hoa quả, rau có thể sử dụng trong bữa ăn hằng ngày giúp nâng cao sức khỏe tinh thần như chè long nhãn (thành phần là hạt sen, cùi nhãn, hoặc thêm ít táo tàu), sử dụng lá lạc tiên hay còn gọi nhãn lồng, lá vông nem đem luộc cũng giúp thư giãn tâm trạng tốt hơn. Sau này tôi có có thời gian tìm hiểu thêm nhiều vị thuốc đông y thì mới biết biết y học cổ truyền là nguồn tiềm năng lớn trong điều trị các vấn đề về rối loạn thần kinh. Bạn có thể tham khảo tác dụng của các vị thuốc sau:
Hợp hoan bì: Là vỏ của cây hợp hoan (cây hạnh phúc), hoan trong hợp hoan bì còn có nghĩa hoan hỉ, vui vẻ giúp cho tinh thần phấn chấn, vui tươi. Theo kết quả nghiên cứu tại trường Đại học Dược, Đại học Kyung Hee, Đại học Quốc gia Pukyong cho thấy hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh đồng thời tăng chức năng cho tế bào thần kinh thông qua 2 cơ chế: Một là ức chế làm thay yếu tố trung gian serotonergic, đặc biệt là thụ thể 5-HT1A (chất dẫn truyền xung động thần kinh) từ đó có tác dụng làm dịu thần kinh, giải trầm uất cải thiện chứng mất ngủ, buồn phiền, hồi hộp, căng thẳng; Hai là có tác dụng chống oxi hóa - dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não), nó được đánh giá mạnh gấp 6 lần acid ascorbic (vitamin C). Chính nhờ công dụng này, giúp phục hồi chức năng và nuôi dưỡng tế bào não bộ cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn.
- Viễn chí có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ, giảm ho, tăng cường trí nhớ.
- Ngũ vị tử có tác dụng định tâm an thần, chữa mất ngủ, hồi hộp, phục hồi sức khỏe.
- Táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần, chữa mất ngủ, lo lắng, hồi hộp.
- Uất kim (Nghệ): có tác dụng hành khí, giải uất, phá uất, bồi bổ cơ thể.
- Hồng táo: có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bồi bổ cơ thể.
- Soy lecithin chiết xuất từ vỏ đậu nành, chứa phosphatidylcholine. Khi vào cơ thể, chất này chuyển hóa thành choline rồi sau đó thành acetylcholine, một chất trung gian hóa học, đóng vai trò sống còn cho hoạt động của não.
- Nicotinamid (Vitamin PP): Có nhiều trong gan, thận, thịt, cá, ngũ cốc và các loại rau xanh, có tác dụng cải thiện các chứng chán ăn, suy nhược.
Đọc tới đây có lẽ nhiều bạn đọc cũng có mong muốn giống tôi là làm sao có thể tìm và sử dụng các vị thuốc vừa kể trên. Thật may mắn, một lần vô tình tôi đã đọc được bài viết này, được biết đến một sản phẩm thảo dược có tên Kim Thần Khang kết hợp từ 8 vị thuốc kể trên. Không chần chừ tôi đặt hàng và mua ngay về dùng. Tôi dùng với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần sáng, chiều. Uống được 1 tháng thấy người khỏe hẳn. Bớt nặng đầu, giảm những lo âu, giảm suy nghĩ nhiều. Dùng 3 tháng, tự nhiên thấy giấc ngủ sâu, bớt mộng mị, ngủ dậy tỉnh táo, tâm trí minh mẫn, tăng khả năng tập trung, không có suy nghĩ tiêu cực hơn. Sản phẩm cho hiệu quả rất tốt mà lại không có tác dụng phụ nào nên tôi cũng yên tâm và giờ đây tôi coi Kim Thần Khang như người bạn đồng hành của mình.
Mong rằng những chia sẻ thực tế từ tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm hay giúp ích cho bản thân người bệnh vượt qua bệnh tật hiệu quả hơn.
Nguyễn Minh Chí