Khi bạn không may mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, hay rối loạn hoảng sợ. Cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng… cứ đeo bám bạn, đôi khi bạn trở nên bất lực vì không tìm được lối thoát cho căn bệnh lạ kì này. Bí quyết giúp bạn “khống chế” hoàn toàn cơn lo âu, hoảng loạn không hề khó. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho vấn đề sức khỏe bản thân. 

Phân biệt rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu và rối loạn hoảng sợ

Bỗng dưng bạn cảm thấy khó thở, mồ hôi vã ra và tim đập nhanh thậm chí ngất xỉu phải cấp cứu rất nhiều lần. Nhưng rồi sau đó kết quả siêu âm tim, điện tim, điện não hoàn toàn bình thường. Các chỉ số trong máu cũng bình thường khiến người nhà và cả bản thân bạn cũng không biết chuyện gì xảy ra với mình. Thế rồi bác sĩ chẩn đoán bạn bị rối loạn hệ thần kinh thực vật – một dạng rối loạn không gây nguy hiểm  đến tính mạng nhưng gây khó chịu cho người mắc bệnh. Thật ra chưa có ai tử vong hay có vấn đề về sức khỏe khi bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, nhưng với người nhạy cảm và hay lo âu, điều này có thể làm họ hoảng sợ. Nếu kéo dài, nó có thể tiến triển thành rối loạn liên quan đến tâm lý, gọi là Rối Loạn Lo Âu (RLLA – Anxiety Disorder), hoặc/và Rối Loạn Hoảng Sợ (RLHS – Panic Disorder).

Nhiều người vừa bị RLTKTV nhưng không may thần kinh nhạy cảm và có tâm lý hay lo lắng sẵn, nên RLTKTV tiến triển thành RLLA và RLHS. Nhiều người bị RLTKTV nhưng không bị RLLA hay RLHS và ngược lại: chỉ đơn thuần là bị RLLA hoặc/và RLHS mà không có tiền sử bị RLTKTV trước đó. Nói điều này nhằm nhấn mạnh sự tương quan tưởng chừng giống nhau giữa RLTKTV và RLLA/ RLHS, nhưng thực ra chúng không giống nhau và không phải là một

 

Rối loạn lo âu có sự tương quan với rối loạn thần kinh thực vật

Diễn biến về cảm xúc, tâm trạng khi bị cơn hoảng loạn tấn công

Khi bị lo âu, hoặc nặng hơn là hoảng loạn (lo âu cực độ), các bước dẫn đến một cơn hoảng loạn có thể hiểu theo sơ đồ sau:

  

Sự kiện đầu tiên mà tất cả mọi người từng trải qua là (1) Suy nghĩ lo âu hoặc (2) Tim đập nhanh, vã mồ hôi (có thể do thần kinh thực vật, cũng có thể do tự dưng cơ thể cảm thấy khó chịu trước một sự kiện nào đó). Với người bình thường khỏe mạnh, hầu hết họ chỉ dừng ở (1) hoặc (2) mà không suy nghĩ nhiều hay lo lắng thêm. Nhưng với người nhạy cảm, họ sẽ thêm những ý nghĩ hình thành ô số (3): “Điều gì xảy ra với mình thế này?”, “Chết rồi, có phải mình sắp ngất/đột quỵ/đau tim không?”… những suy nghĩ này dồn dập khiến cho não bộ giải mã những tín hiệu đó là sự nguy hiểm, và lập tức tăng tiết Adrenaline khiến cho tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, cơ bắp co lại, chân tay lạnh do máu dồn vào cơ bắp để chuẩn bị chạy hay đánh trả nếu cần (đây là một phản xạ tự nhiên và được hình thành sau rất nhiều năm tiến hóa của tổ tiên chúng ta khi chưa có công cụ phức tạp). Và rồi cứ thế, họ càng để ý vào những triệu chứng như trên thì những suy nghĩ lo lắng lại xuất hiện nhiều hơn, và cuối cùng là cơn hoảng loạn bộc phát (full-blown panic attack). Cái này tôi gọi là vòng tròn luẩn quẩn của cơn hoảng loạn. Nếu bạn có trải nghiệm này trong tình huống có lý do rõ rệt, ví dụ như gặp thú dữ, kẻ xấu muốn cướp hoặc tấn công bạn thì bạn hoàn toàn bình thường; nhưng nếu không có lý do cụ thể, và kéo dài trong thời gian dài, với sự lặp đi lặp lại nhiều lần, thì rất có thể bạn đã bị Rối loạn Hoảng sợ.

7 điều cần ghi nhớ cần thực hiện sẽ giúp bạn vượt qua cơn hoảng sợ 

Nếu các bạn đã đi khám, siêu âm tim, điện tim, điện não và mọi chỉ số đều bình thường mà vẫn bị những triệu chứng kể trên, thì có 4 điều cơ bản như sau bạn cần nhớ:

  •  Cơ tim người rất khỏe và có thể đập hơn 200 nhịp một phút trong thời gian dài mà không có vấn đề gì (Theo Dr. Claire Weekes).
  •  Adrenaline có thể tiết ra nhiều trong một thời gian ngắn nhưng sau một thời gian nó sẽ hết vì cơ thể chúng ta không thể có vô hạn nguồn Adrenaline được.
  •  Những triệu chứng như cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, … là hoàn toàn vô hại. Bạn sẽ không ngất, đột quỵ hay trụy tim chỉ vì những triệu chứng vô hại đó.
  • Não bộ chúng ta khi sản sinh Adrenaline, ngoài triệu chứng thực thể như trên, sẽ “gợi ý” chúng ta những tình huống tệ nhất. Vì vậy, nó đơn thuần chỉ là phản xạ và ý nghĩ. Chúng ta không nhất thiết phải tin vào nó. 

Mấu chốt của việc bạn bị lo âu quá mức hay hoảng loạn, là do bạn tiếp tục tin vào những giả thiết hay suy nghĩ trong đầu bạn. Chưa kể, khi thấy tim đập nhanh, bạn liền “phóng đại” nó thành việc bạn sắp bị đau tim, hay cảm thấy choáng váng, bạn liền nghĩ ngay rằng liệu có phải bạn sắp ngất không … Khi bị như vậy, ngoài việc ghi nhớ 4 điều trên, bạn có thể thực hiện động tác hít thở và thả lỏng:

  • Thả lỏng cơ bắp thay vì gồng cứng nó do lo âu. Sẽ rất khó lúc đầu nhưng sau thời gian bạn sẽ quen dần.
  • Hít thở sâu. Hít vào bằng bụng, nhẩm đếm 1-2-3, rồi ngưng 1, sau đó thở ra thật dài, thật lâu.
  • Mỗi khi cảm thấy “cơn” lo âu lại dội lên và tim có cảm giác hụt nhịp, hay những suy nghĩ lo âu  tiếp tục xuất hiện, hãy nghĩ “Mình chỉ đang lo âu và phóng đại lên mà thôi, tất cả đều sẽ ổn” và tiếp tục thả lỏng, hít thở.

Đối với suy nghĩ hay cảm xúc, chúng ta càng đẩy nó đi thì chúng ta lại càng vô tình gán nhãn “nguy hiểm” và báo lại cho não bộ, từ đó não bộ sẽ càng sản sinh ra Adrenaline, khiến chúng ta càng thấy những suy nghĩ, cảm xúc đó trở nên khó chịu, choáng ngợp. Thay vì vậy, hãy nghĩ rằng “không sao, chỉ là chút khó chịu thôi, rồi mình sẽ ổn” – cách nghĩ này không chỉ giúp những căng thẳng của chúng ta thường ngày trở nên nhỏ bé; mà còn giúp những người bị rối loạn tâm lý nặng khác có thể hiểu và hồi phục nhanh hơn.

Kết hợp sử dụng thảo dược giúp đẩy lùi bệnh rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật một cách nhanh chóng.

Đối với bệnh rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật nói riêng và các bệnh lí về tâm thần kinh nói chung thì trị liệu tâm lý là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Phác đồ điều trị tối ưu là nên kết hợp với thuốc giúp tăng hiệu quả điều trị và kiểm soát triệu chứng nhanh chóng hơn. Thuốc tây chống trầm cảm, loạn thần có thể nâng trạng thái cảm xúc, giúp người bệnh tham gia tích cực hơn vào quá trình trị liệu và đưa đến kết quả tốt hơn. Tuy nhiên đa phần các loại thuốc hướng thần, chống trầm cảm có liệu trình điều trị dài, gây ra nhiều tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc. Đó là điều khiến nhiều bệnh nhân và bác sĩ bất an, luôn mong muốn tìm một giải pháp an toàn và hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó, sản phẩm Kim Thần Khang có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược ra đời, là bước đột phá đem lại tin vui cho nhiều người bệnh. 

Hợp hoan bì thành phần chính trong thảo dược Kim Thần Khang

Kim Thần Khang là sản phẩm được kết hợp từ 8 vị thuốc quý bao gồm: Hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh; Uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân: dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; Viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; Soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe. Vậy sự kết hợp này đã đem lại lợi ích gì cho bệnh nhân bị rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm. Bạn đọc cùng xem phân tích của bác sĩ Nguyễn Hoàng Lan về vai trò Kim Thần Khang:


 

Từ khi ra đời, sản phẩm giúp ích cho nhiều bệnh nhân đẩy lùi thành công bệnh mất ngủ kéo dài, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm, suy nhược thần kinh. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

Bạn đọc có thể liên hệ theo số 0902207739 để được tư vấn, gỡ rối cho vấn đề sức khỏe tâm thần kinh của bạn.