Rối loạn lo âu có thể là căn bệnh còn khá mới mẻ với nhiều người, tuy nhiên, những năm gần đây, căn bệnh này có xu hướng phát triển nhanh chóng và ngày càng có nhiều người mắc phải. Vậy rối loạn lo âu là gì? Tại sao căn bệnh này lại trở nên phổ biến đến vậy trong những năm gần đây? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên cũng như cung cấp thông tin về cách điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Bệnh rối loạn lo âu là tình trạng người bệnh có biểu hiện lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có thể có hoặc không có lý do rõ ràng, có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Hoặc tình trạng lo âu, sợ hãi kéo dài dai dẳng ngay cả khi sự việc đã kết thúc, đó đều được coi là biểu hiện của bệnh lý rối loạn lo âu.

Nhận biết rối loạn lo âu bằng cách nào?

Như chúng ta đã biết, lo âu là một phản ứng bình thường trong cuộc sống. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi phải đối mặt với những khó khăn trong công việc, cuộc sống, stress, trước một bài kiểm tra, cuộc phỏng vấn,… Tuy nhiên, sự lo lắng, sợ hãi đó chỉ là tạm thời. Lo lắng, sợ hãi trong một số trường hợp có thể cảnh báo chúng ta cảnh giác về những nguy hiểm có thể xảy ra, giúp chúng ta đưa ra phương án chuẩn bị, đối phó với chúng. Và chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sự việc kết thúc. Đó hoàn toàn là điều bình thường. Tuy nhiên, rối loạn lo âu lại khác. Sự lo lắng, căng thẳng, sợ hãi được biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tình hình thực tế, chúng kéo dài nhiều ngày, hàng tháng khiến người bệnh cảm thấy luôn trong trạng thái mệt mỏi, ức chế, không kiểm soát được bản thân. Thậm chí đôi khi họ lo lắng về những điều vô cùng nhỏ nhặt hoặc chẳng có bất cứ lý do gì. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc, khả năng phán đoán, các mối quan hệ,… của người mắc rối loạn lo âu.

Các dạng rối loạn lo âu thường gặp nhất

Rối loạn lo âu tổng quát (GAD)

Những người bị rối loạn lo âu tổng quát (GAD) thể hiện sự lo âu hoặc lo lắng quá mức, hầu hết các ngày trong ít nhất 6 tháng, về một số thứ như sức khỏe cá nhân, công việc, tương tác xã hội và hoàn cảnh sống thường ngày. Sự sợ hãi và lo âu có thể gây ra những vấn đề đáng kể trong các lĩnh vực của cuộc sống của họ, chẳng hạn như giảm tương tác xã hội, các mối quan hệ và công việc.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một rối loạn lo âu và được đặc trưng bởi những suy nghĩ không thường xuyên, không mong muốn hay còn được gọi là nỗi ám ảnh, các hành vi lặp đi lặp lại một cách cưỡng chế. Các hành vi lặp đi lặp lại như rửa tay, đếm, kiểm tra, hoặc làm sạch thường được thực hiện với hy vọng ngăn ngừa những suy nghĩ ám ảnh hoặc khiến những suy nghĩ đó biến mất. Tuy nhiên, việc thực hiện những "nghi lễ" này chỉ cung cấp sự cứu trợ tạm thời và nếu không thực hiện chúng sẽ làm tăng đáng kể sự lo lắng.

Rối loạn hoảng sợ hay còn gọi là bệnh tâm thần hoảng loạn

Những người bị rối loạn hoảng sợ được đặc trưng bởi các cơn hoảng loạn bất ngờ ập đến. Cuộc tấn công hoảng loạn là những giai đoạn bất ngờ của nỗi sợ hãi dữ dội đến nhanh chóng và đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài phút. Các cuộc tấn công có thể xảy ra bất ngờ hoặc có thể được kích hoạt bởi một kích hoạt, chẳng hạn như một vật thể hoặc tình huống đáng sợ. Cơn hoảng loạn có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, kèm theo các biểu hiện như đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt hoặc đau bụng.

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là một rối loạn lo âu có thể phát triển sau khi tiếp xúc với một sự kiện đáng sợ hoặc thử thách, hay một trải nghiệm đau buồn như người thân mất, bị ngược đãi, chiến tranh, thiên tai… Đa số cảm xúc này sẽ tan biến theo thời gian, nhưng đối với một số người chúng lại trở thành nỗi bất an dai dẳng, cảm giác đau buồn không nguôi này gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Rối loạn lo âu xã hội

Những người bị rối loạn lo âu xã hội có một nỗi sợ hãi mãnh liệt, hoặc lo lắng về các tình huống xã hội hoặc hoạt động hàng ngày. Họ lo lắng rằng hành động hoặc hành vi liên quan đến sự lo âu của họ sẽ bị đánh giá tiêu cực bởi những người khác, khiến họ cảm thấy xấu hổ. Nỗi lo này thường khiến những người bị lo âu xã hội tránh các tình huống xã hội. Rối loạn lo âu xã hội có thể biểu lộ trong một loạt các tình huống, chẳng hạn như trong môi trường làm việc hoặc môi trường học đường. Ví dụ như họ sợ nói trước đám đông, sợ ăn uống trước mặt người khác,…

Rối loạn lo âu khi xa cách

Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em khi mới bắt đầu đi học, thay đổi môi trường hoặc với những người vừa chia tay người yêu, ly hôn. Họ thường có cảm giác lo lắng rằng sẽ có điều tồi tệ xảy ra khi họ chia tay với đối phương. Họ cảm thấy cô đơn, thường gặp những cơn ác mộng về việc bị tách ra khỏi các hình ảnh gắn bó hoặc gặp phải các triệu chứng thể chất khi xảy ra sự chia ly.

Rối loạn lo âu gây ra những hệ lụy gì cho người bệnh?

Rối loạn lo âu là bệnh lý về tâm thần phổ biến hiện nay, bệnh có thể để lại những hệ lụy nặng nề về cả sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến sức khỏe người bệnh

Rối loạn lo âu được biểu hiện bởi tình trạng bồn chồn, mệt mỏi, lo lắng thái quá trong một thời gian dài, điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bệnh như sau:

- Rối loạn hệ thần kinh trung ương, rối loạn hệ thần kinh thực vật.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh tim.

- Bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác mà không rõ nguyên nhân. Tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

- Suy yếu hệ miễn dịch.

 roi-loan-lo-au-tan-pha-suc-khoe-nhu-the-nao

Rối loạn lo âu tàn phá sức khỏe như thế nào?

hotline

Ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến cuộc sống người bệnh

Rối loạn lo âu khiến người bệnh luôn cảm thấy hồi hộp, mạch nhanh, đau vùng thượng vị, mệt mỏi, lo lắng, suy giảm trí nhớ, hay cáu gắt, hoảng sợ, mất hứng thú với mọi việc trong cuộc sống,… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Chúng khiến cho người bệnh dần mất kiểm soát trong hành vi, mất khả năng làm việc, giảm tập trung, khó đưa ra quyết định chính xác khiến công việc của họ trở nên tồi tệ. Hay một số người có biểu hiện dễ cáu giận, dễ tổn thương, nhạy cảm hơn bình thường khiến cho các mối quan hệ của họ gặp khó khăn. Điều này vô tình khiến tình trạng lo lắng, căng thẳng trở nên trầm trọng hơn khiến họ không thể làm bất cứ việc gì và cũng không muốn nói chuyện với ai, dần dần họ trở thành gánh nặng của gia đình. Người bệnh dần mất đi sự tự tin, cảm thấy mình là người vô dụng không có ích cho mọi người và xã hội, họ khép mình và dần dần họ có những suy nghĩ tiêu cực như họ không đáng sống từ đó có hành vi tự sát.

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào?

Điều trị rối loạn lo âu cần căn cứ vào tình trạng bệnh, nguyên nhân, dạng rối loạn lo âu từ đó các bác sĩ mới đưa ra phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, để điều trị rối loạn lo âu, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần thường phối hợp liệu pháp tâm lý hoặc dùng thuốc hoặc phối hợp cả hai.

Liệu pháp tâm lý

Tâm lý trị liệu hoặc “liệu ​​pháp trò chuyện” có thể giúp ích cho những người bị rối loạn lo âu. Để có hiệu quả, tâm lý trị liệu phải được hướng vào những lo lắng cụ thể của một người và phù hợp với nhu cầu của họ. Phương pháp chủ yếu được dùng để điều trị rối loạn lo âu đó là liệu pháp hành vi nhận thức. Nó dạy cho mọi người những cách suy nghĩ khác nhau, hành xử và phản ứng với những vật thể và tình huống lo âu và sợ hãi.

Dùng thuốc điều trị

Hiện nay, không có thuốc chữa khỏi chứng rối loạn lo âu mà chỉ có thuốc làm giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu. Các thuốc này sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kê đơn sau khi thăm khám trực tiếp và sẽ theo dõi tác dụng của thuốc trên người bệnh từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp. Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để chống rối loạn lo âu là thuốc chống lo âu (như benzodiazepines), thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn bêta.

Thuốc chống lo âu

Các loại thuốc chống lo âu có thể giúp giảm các triệu chứng lo lắng, các cơn hoảng loạn, hoặc sợ hãi và lo lắng. Các loại thuốc chống lo âu phổ biến nhất được gọi là benzodiazepines. Một số hạn chế của benzodiazepine là khi sử dụng kéo dài người bệnh sẽ phải lệ thuộc thuốc hoặc tăng liều dần dần mới duy trì được hiệu quả chống lo âu. Chính vì vậy, bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc này chỉ trong thời gian ngắn sau đó đổi thuốc hoặc lựa chọn phương pháp điều trị khác.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm, nhưng chúng cũng có thể hữu ích trong điều trị rối loạn lo âu. Chúng có thể giúp cải thiện nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ từ đó kiểm soát tâm trạng của bạn tốt hơn, giảm căng thẳng hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể bị tăng ý nghĩ tự tử hoặc hành vi khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu hoặc khi thay đổi liều. Bởi vì điều này, bệnh nhân ở mọi lứa tuổi dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là trong vài tuần đầu điều trị.

Thuốc chẹn Beta

Mặc dù thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để giúp làm giảm các triệu chứng lo lắng, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, run rẩy và đỏ mặt. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng, không nên sử dụng trong thời gian quá dài.

Hợp hoan bì mở ra cánh cửa mới cho những người bị rối loạn lo âu

Nhận thức được những điểm bất cập trong điều trị rối loạn lo âu, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những hoạt chất, bài thuốc có tác dụng hiệu quả đối với người bị rối loạn lo âu và quan trọng là không có bất cứ tác dụng phụ nào. Và cuối cùng, sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một thảo dược quý có tên hợp hoan bì – vị thuốc quý này đã được nghiên cứu tại khoa dược các trường Đại học Dược, Đại học Kyung Hee, Đại học Quốc gia Pukyong. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh. Đồng thời tăng chức năng cho tế bào thần kinh thông qua 2 tác động: Một là làm tăng yếu tố trung gian serotonin (chất dẫn truyền xung động thần kinh), đặc biệt là tăng nồng độ serotonin – chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết đến là “hormone hạnh phúc” giúp cải thiện tâm trạng, từ đó cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu, phiền muộn, hồi hộp, căng thẳng, buồn phiền, chán nản, mất ngủ; Hai là có tác dụng chống oxy hóa - dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não. Vitamin PP, Soy lecithin (vỏ hạt đậu nành) giúp tăng dinh dưỡng cho não bộ, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng. Để đạt hiệu quả một cách toàn diện, ngoài hợp hoan bì, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như uất kim, viễn chí, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn lo âu.

 co-che-kim-than-khang

Kim Thần Khang giúp cải thiện triệu chứng rối loạn lo âu

mua ngay

Mong rằng qua thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về rối loạn lo âu. Đồng thời giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh và cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu một cách an toàn, hiệu quả.

Bạn đang bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, suy nhược thần kinh, hãy áp dụng 2 giải pháp trên để lấy lại cuộc sống vui tươi, tinh thần lạc quan. Đồng thời, nhớ liên hệ tới số điện thoại tư vấn miễn cước 18006105/Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất về tình trạng của bạn.

Nguyễn Hoàn

 THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Chia sẻ của một số người đã cải thiện rối loạn lo âu thành công

Chị Ma Thị Hằng ở Thái Nguyên đã vượt qua tình trạng mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, cáu giận vô cớ 20 năm chỉ sau 3 tháng. Hãy lắng nghe chia sẻ của chị:

Hãy lắng nghe chia sẻ của chị Trần Thị Quyết trú tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cải thiện tình trạng lo âu, cáu giận vô cớ sau 2 tháng:

Xem thêm chia sẻ của những người khác đã cải thiện rối loạn lo âu TẠI ĐÂY

Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được rất nhiều phản hồi từ người dùng:  

 roi-loan-lo-au

roi-loan-lo-au

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ KIM THẦN KHANG?

Phân tích của GS TS Nguyễn Văn Thông về tác dụng của các thành phần trong Kim Thần Khang trong video sau đây: 

Xem thêm đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Kim Thần Khang trên người bị rối loạn lo âu TẠI ĐÂY

Quý độc giả có thắc mắc về bệnh cũng như là sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006105/Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.