Suy nhược cơ thể hay còn gọi là hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Thế nhưng, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể cải thiện tích cực.

Tổng quát về suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể (tên tiếng anh: Chronic Fatigue Syndrome, viết tắt là CFS) là một chứng rối loạn có đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi hoặc mệt mỏi tột độ kéo dài trên 6 tháng. Bệnh không thể thuyên giảm mặc dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ và không thể lý giải bằng tình trạng bệnh lý có từ trước.

Nguyên nhân suy nhược cơ thể ở một số người có thể do di truyền, một số khác do một hay nhiều yếu tố dưới đây kết hợp:

  • Nhiễm virus: Cơ thể suy nhược sau khi nhiễm các loại virus Epstein-Barr, Herpes 6, Rubella, viêm gan B… hay vi khuẩn gây nhiễm trùng Coxiella Burnetii, Mycoplasma Pneumoniae.
  • Mất cân bằng nội tiết tố do thay đổi hormone bên trong cơ thể.
  • Suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch.
  • Chấn thương về thể chất hoặc tinh thần, căng thẳng stress.
  • Mất cân bằng các chất hóa học trong não bộ.

Một nghiên cứu năm 2007 đã chỉ ra rằng serotonin đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần. Sự thiếu hụt serotonin gây nên các vấn đề nghiêm trọng về rối loạn tâm thần khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi và lo âu nhiều hơn. Do đó, nguyên nhân sâu xa khiến suy nhược cơ thể chính là do suy nhược thần kinh, não bộ thiếu dinh dưỡng, suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Những người có nguy cơ cao bị mắc chứng suy nhược cơ thể là thiếu niên từ 13 - 15 tuổi, đối tượng trung niên từ 40 - 50 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Đặc biệt, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam giới. Phụ nữ có tiền sử bệnh lý đau vùng khớp cùng chậu mạn tính, nam giới có tiền sử bệnh lý viêm tiền liệt tuyến mạn tính cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc suy nhược cơ thể cao hơn bình thường.

Nao-bo-suy-giam-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin-la-nguyen-nhan-sau-xa-dan-den-suy-nhuoc-co-the.webp

Não bộ suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin là nguyên nhân sâu xa dẫn đến suy nhược cơ thể

>>>XEM THÊM: Suy nhược cơ thể nặng dẫn đến kiệt sức - đây là 6 nguyên nhân hàng đầu!

Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của suy nhược cơ thể

Mệt mỏi có thể là hệ luỵ của nhiều bệnh lý khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp khi bị suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Mệt mỏi ở mức độ trầm trọng và kéo dài ít nhất 6 tháng gây cản trở các hoạt động hàng ngày. Đây là triệu chứng suy nhược cơ thể phổ biến nhất và tình trạng này không thuyên giảm ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.
  • Suy giảm trí nhớ, kém tập trung trong công việc và học tập.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
  • Chóng mặt, choáng váng khi chuyển đổi tư thế đứng - ngồi - nằm.
  • Cảm thấy kiệt sức sau khi tập luyện hoặc hoạt động thể chất lẫn tinh thần. Điều này có thể kéo dài từ 18 đến hơn 24 giờ sau khi hoạt động.

Suy nhược cơ thể sẽ xuất hiện theo chu kỳ ở một số người vào các thời điểm nhạy cảm, sau đó thuyên giảm dần và có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể bị tái phát gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh và khi suy nhược cơ thể trở nên mạn tính thì rất khó để điều trị.

Met-moi-keo-dai-la-trieu-chung-pho-bien-nhat-cua-suy-nhuoc-co-the.webp

Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của suy nhược cơ thể 

Cách chữa suy nhược cơ thể hiệu quả

Suy nhược cơ thể không có cách điều trị nhất định, bệnh sẽ được điều trị để cải thiện từ các triệu chứng nặng nhất. Sau đây là một số phương pháp chữa suy nhược cơ thể hiệu quả cho bạn tham khảo.

Thuốc chữa trị suy nhược cơ thể

Một số loại thuốc kê đơn chữa suy nhược cơ thể như:

  • Thuốc chống trầm cảm: Ở một số người mắc vấn đề song song về rối loạn bao gồm trầm cảm và suy nhược cơ thể, sử dụng thuốc chữa trầm cảm tạo tiền đề giúp họ dễ dàng hơn trong điều trị suy nhược cơ thể, thêm vào đó, thuốc chống trầm cảm liều nhẹ còn có tác dụng giảm đau và ngủ ngon giấc hơn.
  • Thuốc điều chỉnh huyết áp và nhịp tim: Giúp bạn giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi thay đổi tư thế.
  • Thuốc giảm đau: Giúp bạn giảm đau nhức xương khớp và cơ do suy nhược cơ thể gây ra.

Tâm lý trị liệu

Có rất nhiều người cải thiện được chứng suy nhược cơ thể nhờ phương pháp tâm lý trị liệu. Tư vấn tâm lý giúp kiểm soát bệnh nhờ vào việc học các kỹ năng đối phó và giải tỏa áp lực, căng thẳng tại nơi làm việc, gia đình, trường học… từ đó giúp điều trị suy nhược cơ thể hiệu quả.

Tu-van-tam-ly-giup-giam-trieu-chung-suy-nhuoc-co-the-nho-viec-tim-ra-giai-phap-doi-pho-va-giai-quyet-cang-thang-stress.webp

Tư vấn tâm lý giúp giảm triệu chứng suy nhược cơ thể nhờ việc tìm ra giải pháp đối phó và giải quyết căng thẳng stress

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng giúp cơ thể nghỉ ngơi và nạp năng lượng sau một ngày dài hoạt động. Do đó, bạn nên ngủ đủ giấc 7 - 9 tiếng mỗi ngày để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu.

Để có một giấc ngủ sâu và chất lượng, bạn nên loại bỏ hoàn toàn caffeine, đồ uống có cồn ra khỏi thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn không nên ngủ quá nhiều vào buổi trưa, tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 tiếng. Tạo lập giấc ngủ sinh lý để cơ thể đi ngủ và thức dậy đúng theo đồng hồ sinh học của cơ thể, điều này giúp tạo cảm giác sảng khoái, phấn chấn sau khi thức dậy.

Tập thể dục giúp cải thiện chứng suy nhược cơ thể

Tập thể dục và duy trì các hoạt động nhẹ nhàng, bắt đầu với cường độ thấp, sau đó tăng dần theo thời gian giúp cơ thể thích nghi dần dần. Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng stress, tạo cảm xúc vui tươi, tích cực.

Một số bộ môn tốt cho người bị suy nhược cơ thể như yoga (động tác hít thở sâu, động tác nâng chân, động tác uốn cong), thiền định, đạp xe, đi bộ.

Tap-the-duc-la-mot-trong-nhung-cach-chua-suy-nhuoc-co-the-tai-nha-cho-ket-qua-cai-thien-tich-cuc.webp

Tập thể dục là một trong những cách chữa suy nhược cơ thể tại nhà cho kết quả cải thiện tích cực 

Thảo dược từ tự nhiên tốt cho người suy nhược cơ thể

Rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt trong việc cải thiện chứng suy nhược cơ thể như: Câu kỷ tử, hợp hoan bì, đương quy, viễn chí, ngũ vị tử, táo nhân, hồng táo, uất kim…

Những loại thảo dược tự nhiên này có thể sử dụng trực tiếp dưới dạng trà thảo dược hoặc làm nguyên liệu nấu ăn. Tuy nhiên, có một cách được ưa chuộng hơn cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay đó là sử dụng gián tiếp dưới dạng thực phẩm bổ trợ sức khỏe từ tự nhiên. 

Không khó để tìm ra một loại thực phẩm bổ trợ sức khỏe giúp cải thiện suy nhược cơ thể trên thị trường hiện nay. Kim Thần Khang là một sản phẩm điển hình được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhiều vì đáp ứng được các tiêu chí sau: 

  • Thương hiệu lâu năm, uy tín.
  • Được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao về hiệu quả sử dụng.
  • Kim Thần Khang có những hiệu quả được người tiêu dùng ghi nhận như: Dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, giảm suy nhược thần kinh, tăng cường sức khỏe tâm thần kinh, tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giảm lo âu, trầm cảm, cải thiện chứng mất ngủ, tăng cường lưu thông máu, cải thiện suy nhược cơ thể…
  • Đặc biệt, Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Nghiên cứu của Đại học ở tỉnh Chiết Giang và Quỹ Nghiên cứu Khoa học của Đại học Thiệu Hưng thực hiện cùng Phòng Khoa học & Công nghệ Thành phố Thiệu Hưng, Trung Quốc đã nhận thấy, hợp hoan bì đem lại tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh nhờ cơ chế kích thích não bộ tăng tiết serotonin. Nhờ đó tăng cường cải thiện sức khỏe toàn diện, cải thiện chứng suy nhược cơ thể hiệu quả.

Kim-Than-Khang-co-chua-thanh-phan-chinh-la-hop-hoan-bi-co-tac-dung-tang-cuong-chat-dan-truyen-than-kinh-serotonin-hieu-qua.webp

Kim Thần Khang có chứa thành phần chính là hợp hoan bì có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin hiệu quả

Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần đẩy lùi suy nhược cơ thể

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện suy nhược cơ thể. Vậy người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì thì tốt? 6 loại thực phẩm mà người suy nhược cơ thể không nên bỏ qua đó là:

  • Bí đỏ: Là thực phẩm giàu tryptophan có tác dụng tổng hợp serotonin giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, tăng cảm giác hạnh phúc, giảm căng thẳng và stress. Bên cạnh đó, acid glutamic trong bí đỏ cũng có vai trò quan trọng trong chuyển hóa cơ thể, là xúc tác phản ứng chuyển hóa tế bào thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ của não bộ.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Vitamin C, vitamin E, vitamin A, beta-carotene, Lutein… Những chất này có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh.
  • Chocolate: Có chứa nhiều flavonoid giúp xoa dịu não bộ, giảm mệt mỏi và căng thẳng hiệu quả. Bên cạnh đó, chocolate cũng giúp giải phóng endorphin và tăng sản sinh tryptophan, làm tăng cảm giác vui vẻ, tích cực.
  • Hải sản: Giàu coenzyme cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng não bộ.
  • Vitamin nhóm B: Cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Có nhiều trong gan, trứng, sữa,  hàu.
  • Thực phẩm giàu omega 3, 6: Cải thiện tâm lý chán nản, mệt mỏi. Có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu.

Trường hợp suy nhược cơ thể nặng, bạn có thể sử dụng phương pháp truyền đạm dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chocolate-giup-cai-thien-tam-trang,-giam-cang-thang-met-moi,-tang-cam-xuc-vui-ve-tich-cuc.webp

Chocolate giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cảm xúc vui vẻ, tích cực

>>>XEM THÊM: 4 Món cháo cho người suy nhược cơ thể cực thơm ngon, chất lượng - Xem Ngay!

Suy nhược cơ thể khiến bạn mệt mỏi, mất ngủ, u sầu, khó tập trung… làm giảm hiệu quả công việc và đảo lộn cuộc sống. Đây là chứng bệnh rất khó để điều trị dứt điểm, tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện bệnh bằng các phương pháp đông, tây y và sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu.

Hy vọng bài viết trên đây mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc về chứng suy nhược cơ thể. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc muốn được giải đáp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-causes/syc-20360490

https://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome

https://www.webmd.com/chronic-fatigue-syndrome/default.htm